05 khoản chi hỗ trợ thiết thực từ nhà nước về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em đối với người dân tộc thiểu số sẽ được triển khai ra sao trong năm 2022?
- Chi tập huấn kiến thức năng lực
- Chi triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời
- Chi mua, vận chuyển các sản phẩm dinh dưỡng cấp miễn phí
- Chi hỗ trợ thực hiện các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Chi tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em
Ngày 04/03/2022, Bộ Tài chính đã banh hành Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (có hiệu lực từ 01/05/2022). Theo đó, việc Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em người dân tộc thiểu số được nhắc đến với nhiều khoản chi phí hỗ trợ nhằm giảm tử vong bà mẹ, trẻ em; nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số, nội dung cụ thể tại Điều 37 Thông tư 15/2022/TT-BTC như sau:
Chi tập huấn kiến thức năng lực
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Chi tập huấn tăng cường kiến thức, năng lực cho cán bộ y tế, người cung cấp dịch vụ tại các tuyến về chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời, chuyên trách dinh dưỡng, cộng tác viên dinh dưỡng thôn, bản về chăm sóc dinh dưỡng. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
05 khoản chi hỗ trợ thiết thực từ nhà nước về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em đối với người dân tộc thiểu số sẽ được triển khai ra sao trong năm 2022?
Chi triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời
Căn cứ khoản 2 Điều 37 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
(a) Tổ chức khảo sát ban đầu tại các địa bàn sẽ triển khai: Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này;
(b) Triển khai tư vấn, hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời tại cộng đồng
- Chi hỗ trợ cán bộ tư vấn: Thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
- Chi phiên dịch (nếu có): Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này;
- Thuê người dẫn đường kiêm phiên dịch tiếng dân tộc, người dẫn đường không kiêm phiên dịch tiếng dân tộc (nếu có): Thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Thông tư này;
(c) Tổ chức các buổi hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ em dựa trên các sản phẩm, thực phẩm tại địa phương; tư vấn và thực hành dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời tại cơ sở khám, chữa bệnh. Nội dung, mức chi thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư này; riêng chi mua các thực phẩm, dụng cụ để trình diễn: thực hiện theo giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp (giấy biên nhận hoặc hóa đơn); chi dịch thuật (nếu có): thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này;
(d) Tổ chức giám sát hỗ trợ kỹ thuật giữa các tuyến: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Thông tư này.
Chi mua, vận chuyển các sản phẩm dinh dưỡng cấp miễn phí
Căn cứ khoản 3 Điều 37 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Chi mua, vận chuyển các sản phẩm dinh dưỡng cấp miễn phí cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh 01 tháng, trẻ em từ 06 tháng đến 23 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính: Việc mua sắm theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chi vận chuyển thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư này.
Chi hỗ trợ thực hiện các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Căn cứ khoản 4 Điều 37 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Chi hỗ trợ thực hiện các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế (không bao gồm các dịch vụ được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế)
(a) Chi mua sắm túi dụng cụ cô đỡ thôn, bản, gói đỡ đẻ sạch, vật tư tiêu hao, sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ - trẻ em, mô hình phục vụ đào tạo: thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
(b) Chi thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
- Đối với các dịch vụ thực hiện tại cơ sở y tế: Mức chi theo giá dịch vụ khám chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám chữa bệnh công lập tại thời điểm thực hiện dịch vụ. Riêng khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 2 tuổi: hỗ trợ cơ sở y tế 100.000 đồng/lần (tối đa 4 lần/1 trẻ).
- Đối với các dịch vụ thực hiện ngoài cơ sở y tế: Hỗ trợ nhân viên y tế, cô đỡ thôn, bản đỡ đẻ tại nhà cho bà mẹ không đến đẻ tại cơ sở y tế: 200.000 đồng/ca; chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh: 100.000 đồng/lần (tối đa 03 lần/bà mẹ, trẻ sơ sinh);
(c) Chi đào tạo chuyên môn cho nhân viên y tế, cô đỡ thôn, bản: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;
(d) Chi điều tra, khảo sát, đánh giá năng lực người đỡ đẻ ở các tuyến: thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Thông tư này;
(đ) Chi thẩm định các trường hợp tử vong mẹ, tử vong trẻ em
- Chi họp Hội đồng thẩm định: Áp dụng mức chi thẩm định nội dung, tài chính của nhiệm vụ khoa học công nghệ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN;
- Chi công tác phí (nếu có): Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC;
- Chi thuê người dẫn đường; thuê người phiên dịch tiếng dân tộc (nếu cần thiết): Thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 10 Điều 4 Thông tư này.
Chi tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em
Căn cứ khoản 5 Điều 37 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
(a) Chi khảo sát xác định mô hình, nội dung, hình thức truyền thông về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ trẻ em phù hợp với văn hóa của các dân tộc: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này;
(b) Chi xây dựng mô hình truyền thông tại cộng đồng về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em thông qua già làng, trưởng bản, người có uy tín
- Họp triển khai, đánh giá tổng kết mô hình: Nội dung, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC;
- Tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề về các nội dung liên quan đến chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
- Viết bài, đọc trên loa phát thanh địa phương: Mức chi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 thông tư này;
- Tổ chức giám sát hỗ trợ kỹ thuật giữa các tuyến: Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Thông tư này.
(c) Chi xây dựng thí điểm Góc truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại một số trường phổ thông dân tộc nội trú
- Họp triển khai, đánh giá tổng kết mô hình: Nội dung, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC;
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề ngoại khóa về nội dung liên quan đến sức khỏe sinh sản: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
- Biên soạn bộ thông điệp truyền thông phục vụ cho việc tuyên truyền trên loa phát thanh trường: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 thông tư này;
- Tổ chức giám sát hỗ trợ kỹ thuật giữa các tuyến: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Thông tư này;
(d) Chi phát động và triển khai Tuần Lễ làm mẹ an toàn tại tuyến cơ sở; phát triển, xây dựng và in các sản phẩm truyền thông phù hợp với bối cảnh văn hóa của từng dân tộc; phát triển, xây dựng các sản phẩm truyền thông về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội: thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 4 Thông tư này;
(đ) Chi tập huấn nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ các các cấp bao gồm cán bộ y tế và ban, ngành, đoàn thể cấp cơ sở về công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/05/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?