04 căn cứ xem xét điều chuyển, thay thế cán bộ tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay gồm những căn cứ nào?
Căn cứ xem xét điều chuyển, thay thế cán bộ tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay gồm những căn cứ nào?
Căn cứ Quy định 1300-QĐ/TU năm 2023 về miễn nhiệm, từ chức của cán bộ; điều chuyển, thay thế, bố trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi bị kỷ luật hoặc uy tín giảm sút; năng lực hạn chế, kết quả công tác không đáp ứng yêu cầu do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành. Tại đây
Việc xem xem xét điều chuyển, thay thế cán bộ tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay được dựa theo 04 căn cứ được quy định tại Điều 8 Quy định 1300-QĐ/TU năm 2023.
Cụ thể như sau:
Căn cứ xem xét điều chuyển, thay thế cán bộ
1. Để đơn vị mất đoàn kết hoặc là nhân tố gây mất đoàn kết trong đơn vị theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc qua kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả kiểm điểm, đánh giá xếp loại cán bộ, tổ chức, cơ quan, đơn vị đến mức cơ quan có thẩm quyền kết luận năng lực hạn chế, kết quả công tác không đáp ứng yêu cầu.
2. Qua kết luận kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp chỉ ra những tồn tại, hạn chế kéo dài tại địa phương, đơn vị, lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách.
3. Có nhiều đơn thư, dư luận, thông tin phản ánh về năng lực, phẩm chất, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương và được các tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền xem xét, kết luận có cơ sở.
4. Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp.
Như vậy, việc xem xem xét điều chuyển, thay thế cán bộ tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay được dựa trên các căn cứ nêu trên.
04 Căn cứ xem xét điều chuyển, thay thế cán bộ tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay gồm những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ điều chuyển, thay thế cán bộ tại TPHCM gồm những gì?
Căn cứ Điều 11 Quy định 1300/QĐ-TU năm 2023 như sau:
Hồ sơ miễn nhiệm, từ chức của cán bộ; điều chuyển, thay thế cán bộ
1. Tờ trình của Ban Tổ chức Thành ủy về công tác cán bộ.
2. Quyết định, kết luận, thông báo, ý kiến của Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và các cơ quan liên quan; biên bản hội nghị, đơn của cán bộ xin từ chức, báo cáo đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ và các tài liệu có liên quan.
Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên thì hồ sơ điều chuyển, thay thế cán bộ tại TP. Hồ Chí Minh bao gồm:
- Tờ trình của Ban Tổ chức Thành ủy về công tác cán bộ.
- Quyết định, kết luận, thông báo, ý kiến của Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và các cơ quan liên quan.
Quy trình xem xét điều chuyển, thay thế cán bộ tại TP. Hồ Chí Minh được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Quy định 1300-QĐ/TU năm 2023 về quy trình xem xét điều chuyển, thay thế và bố trí công tác đối với cán bộ sau khi từ chức, miễn nhiệm như sau:
Quy trình xem xét điều chuyển, thay thế và bố trí công tác đối với cán bộ sau khi từ chức, miễn nhiệm
1. Ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Thành ủy, các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, Ban Thường vụ Thành Đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp thành phố đề xuất việc điều chuyển, thay thế cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý hiện đang công tác tại đơn vị mình (thông qua Ban Tổ chức Thành ủy).
2. Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị tại Khoản 1 Điều 10 hoặc các căn cứ tại Điều 8 Quy định này, hoặc theo đề nghị của đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy phụ trách cơ quan, đơn vị, tổ chức, Ban Tổ chức Thành ủy phối hợp Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và các đơn vị liên quan theo phân cấp quản lý cán bộ thẩm định, đánh giá, tham mưu Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy cho chủ trương.
3. Sau khi Thường trực Thành ủy có chủ trương, Ban Tổ chức Thành ủy trao đổi, thống nhất với ban thường vụ cấp ủy, lãnh đạo cơ quan nơi cán bộ công tác (nếu nội dung khác với đề xuất trước hoặc việc điều chuyển không do đơn vị đề xuất), gặp gỡ cán bộ; báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định điều chuyển, thay thế cán bộ.
4. Quy trình xem xét, quyết định điều chuyển, thay thế cán bộ trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
Như vậy, hiện nay, quy trình xem xét điều chuyển, thay thế cán bộ tại TP. Hồ Chí Minh được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Thời gian thực hiện quy trình xem xét điều chuyển, thay thế cán bộ tại TP. Hồ Chí Minh được xác định là 10 ngày làm việc, được kéo dài không quá 15 ngày làm việc trong trường hợp vì lý do khách quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?