03 điểm khác biệt nào cần lưu ý về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ trong Dự thảo so với quy định hiện hành?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ được quy định như thế nào trong Dự thảo mới nhất?
Theo khoản 2 Điều 8 Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ thì Ban quản lý chợ có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
"Điều 8. Ban quản lý chợ
...
2. Ban quản lý chợ có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật và quản lý hoạt động trong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ.
b) Thực hiện ký hợp đồng với thương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của hộ kinh doanh và các dịch vụ tại chợ theo quy định.
c) Tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
d) Xây dựng Nội quy của chợ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này để trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ.
đ) Điều hành chợ hoạt động và tổ chức phát triển các hoạt động tại chợ.
e) Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nước và các nội dung khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định.
g) Phối hợp với cơ quan có chức năng trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm."
03 điểm khác biệt nào cần lưu ý về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ trong Dự thảo so với quy định hiện hành?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ được quy định như thế nào trong quy định hiện hành?
Theo Tiểu mục 2 Mục II Thông tư 06/2003/TT-BTM thì Ban quản lý chợ có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
"II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ CHỢ
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Ban Quản lý chợ có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
2.1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý chợ quyết định:
a) Phê duyệt Phương án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành nghề kinh doanh tại chợ.
b) Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn và các biện pháp quản lý điểm kinh doanh tại chợ.
c) Phê duyệt Nội quy chợ.
d) Phê duyệt Phương án bảo đảm Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
e) Phê duyệt Kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu.
2.2. Quyết định việc tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật để lựa chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt. Trong trường hợp số thương nhân đăng ký ít hơn số điểm kinh doanh hiện có, Ban Quản lý chợ được quyền quyết định việc lựa chọn thương nhân, không phải tổ chức đấu thầu.
2.3. Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt.
2.4. Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.
2.5. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổ chức bảo đảm phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
2.6. Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, cho thuê kho bảo quản cất giữ hàng hóa, cung cấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, ăn uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày càng văn minh hiện đại.
2.7. Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật.
2.8. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ; tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ.
2.9. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của Ban Quản lý chợ theo quy định của pháp luật.
2.10. Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Bộ Thương mại."
So sánh điểm khác nhau giữa Dự thảo và các quy định hiện hành
03 điểm khác biệt cần lưu ý về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ trong Dự thảo so với quy định hiện hành:
Thứ nhất, so với quy định hiện hành thì Dự thảo quy định ít chi tiết hơn về nhiệm vụ và quyền hạn
Thứ hai, trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng về phòng chống bệnh truyền nhiễm lần đầu tiên được đưa vào trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đàn hoành hành hiện nay.
Thứ ba, việc phòng cháy chữa cháy trong hoạt động chợ đã được đưa vào nhằm bảo vệ sự an toàn cho người bán, người mua trong phạm vi chợ
Tải về văn bản Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?