Từ 01/12/2022, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được điều chỉnh thay đổi như thế nào?

Kể từ ngày 01/12/2022, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được điều chỉnh thay đổi như thế nào? - Câu hỏi của bạn Hoàng (Nam Định)

Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu năm 2022 sửa đổi như thế nào so với Danh mục 2017?

Theo hướng dẫn tại Mục I Công văn 4891/TCHQ-TXNK năm 2022 của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Thông tư 31/2022/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam năm 2022 như sau:

- Danh mục 2022 gồm 21 Phần, 97 Chương, 1.228 nhóm ở cấp độ 4 số, 4.084 phân nhóm ở cấp độ 6 số và được chi tiết thành 11.414 dòng hàng ở cấp độ 8 số (tăng 601 dòng hàng so với Danh mục 2017).

- Những thay đổi tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC so với Danh mục Thông tư số 65/2017/TT-BTC và Thông tư số 09/2019/TT-BTC tập trung vào việc cập nhật những thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, thương mại của một số nhóm hàng để phù hợp với tình hình thực tế, bao gồm các ngành hàng thủy sản (Chương 03), thực phẩm chế biến (Chương 16, 19, 21), thuốc lá (Chương 24), hóa chất (Chương 28, 29, 38), dược phẩm (Chương 30), máy móc thiết bị (Chương 84, 85), phương tiện vận tải (Chương 87), tác phẩm nghệ thuật (Chương 97)...

Kể từ ngày 01/12/2022, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được điều chỉnh thay đổi như thế nào?

Từ 01/12/2022, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được điều chỉnh thay đổi như thế nào? (Hình từ Internet)

Mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi theo Danh mục 2022 như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 1, tiểu mục 2, tiểu mục 3 Mục I Công văn 4891/TCHQ-TXNK năm 2022 ghi nhận như sau:

Sửa đổi một số mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

- Mặt hàng thuốc lá điện tử: Danh mục 2022 chi tiết thêm nhóm mới 24.04 là Sản phẩm chứa lá thuốc lá, thuốc lá hoàn nguyên, nicotine, hoặc các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá hoặc các nguyên liệu thay thế nicotine, dùng để hít mà không cần đốt cháy; các sản phẩm khác chứa nicotine dùng để hấp thụ nicotine vào cơ thể con người. Ví dụ một số sản phẩm thuộc nhóm này: Sản phẩm dùng để hút mà không cần đốt cháy chứa nicotine dạng lỏng hoặc dạng gel dùng cho thuốc lá điện tử (mã số 2404.12.10), Kẹo cao su có nicotin (mã số 2404.91.10), Miếng dán nicotin (mã số 2404.92.10).

- Mặt hàng bộ test chẩn đoán: Theo Danh mục 2022 thì Chương 30 có bổ sung, sửa đổi Chú giải pháp lý 1(ij), 4(e) để chuyển các chất thử chẩn đoán từ nhóm 30.02 và chất thử nhóm máu từ nhóm 30.06 về nhóm 38.22. Vì vậy, các bộ test chẩn đoán (ví dụ, chẩn đoán virus Zika, sốt rét, test Covid...) tại Danh mục 2017 thuộc nhóm 38.22 hoặc 30.02 tùy thuộc thành phần, tuy nhiên, tại Danh mục 2022 được phân loại thuộc nhóm 38.22.

- Các mặt hàng HFCs: Để đảm bảo kiểm soát các chất theo Nghị định thư Montreal, Danh mục 2022 chi tiết thêm các dòng hàng mới cho các dẫn xuất flo hóa của hydrocarbon mạch hở (HFCs) tại nhóm 29.03. Đối với các sản phẩm hóa chất chứa HFCs, Danh mục 2022 bổ sung Chú giải 4 Phần VI và chuyển các sản phẩm hóa chất chứa HFCs từ phân nhóm 3824.7 tại phiên bản 2017 về nhóm mới 38.27 “Các hỗn hợp chứa các dẫn xuất đã halogen hóa của metan, etan hoặc propan, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác” tại phiên bản 2022.

- Mặt hàng Mô-đun màn hình dẹt: tại Danh mục 2017, mặt hàng Mô-đun màn hình dẹt được phân loại tại nhiều Chương, nhóm khác nhau theo công dụng. Danh mục 2022 đã bổ sung Chú giải pháp lý 7 Chương 85 và chuyển các mặt hàng Mô-đun màn hình dẹt về nhóm hàng mới 85.24 “Mô-đun màn hình dẹt, có hoặc không tích hợp màn hình cảm ứng” để đảm bảo việc thống nhất trong phân loại.

- Mặt hàng “Module LED”: tại Danh mục 2022, mặt hàng “Module LED” được chi tiết thêm tại phân nhóm 8539.51 và các bộ phận của “Module LED” được chi tiết tại 8539.90.30 để phù hợp với công nghệ hiện nay và tạo điều kiện thuận lợi khi áp dụng chính sách mặt hàng.

- Mặt hàng phế liệu và phế thải điện và điện tử: Danh mục 2022 đã chi tiết thêm nhóm hàng mới 85.49 “Phế liệu và phế thải điện và điện tử” để thuận lợi cho các nước trong việc kiểm soát và áp dụng các chính sách quản lý đặc thù.

- Mặt hàng máy in 3D: Danh mục 2022 bổ sung nhóm hàng mới 84.85 cho Máy móc sử dụng công nghệ sản xuất bồi đắp (công nghệ in 3D), phản ánh nhu cầu tăng trưởng và xu hướng ứng dụng công nghệ trên thế giới.

- Mặt hàng Phương tiện bay không người lái: Theo sự phát triển của công nghệ và mức độ trao đổi thương mại, Danh mục 2022 chi tiết thêm nhóm 88.06 cho Phương tiện bay không người lái với 11 dòng hàng mới theo công dụng thiết kế và trọng lượng cất cánh tối đa, và nhóm 88.07 chi tiết các bộ phận của phương tiện bay không người lái của nhóm 88.06.

Tổng cục Hải quan yêu cầu các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện Danh mục 2022 như thế nào?

Theo quy định tại Mục II Công văn 4891/TCHQ-TXNK năm 2022, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị triển khai các nhiệm vụ sau:

Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

- Kịp thời nắm bắt những thay đổi của Danh mục 2022 và tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Thông tư số 31/2022/TT-BTC đến các cán bộ, công chức và doanh nghiệp và báo cáo kết quả thực hiện về Tổng cục Hải quan (Cục Thuế XNK) trước ngày 31/12/2022.

- Hướng dẫn doanh nghiệp khai báo theo Danh mục 2022 kể từ thời điểm Thông tư 31/2022/TT-BTC có hiệu lực để tránh thiếu thông tin dẫn tới phân loại sai, không chính xác; cán bộ hải quan thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra mô tả hàng hóa, mã số, mức thuế khai báo theo đúng quy định tại Quy trình 1921/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan.

Trường hợp có vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, yêu cầu kịp thời phản ánh về Tổng cục Hải quan (qua Cục Thuế XNK) để được hướng dẫn xử lý.

Cục Giám sát quản lý:

Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế XNK, Cục Kiểm định Hải quan và các Bộ, ngành chuẩn hóa các Danh mục quản lý chuyên ngành theo Danh mục 2022.

Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan:

Cập nhật Danh mục 2022 vào các Hệ thống nghiệp vụ trước ngày 01/12/2022 để kịp thời triển khai Danh mục 2022 vào thời điểm Thông tư số 31/2022/TT-BTC có hiệu lực.

Cục Quản lý rủi ro:

Cập nhật các Danh mục quản lý rủi ro theo Danh mục 2022 vào các Hệ thống nghiệp vụ trước ngày 01/12/2022 để đảm bảo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 31/2022/TT-BTC .

Cục Kiểm định Hải quan:

- Phối hợp với Cục Giám sát quản lý, Cục Thuế XNK và các Bộ, ngành chuẩn hóa các Danh mục quản lý chuyên ngành theo Danh mục 2022.

- Kịp thời nắm bắt những thay đổi của Danh mục 2022; kiểm soát việc ban hành các Thông báo giống như sau thời điểm Thông tư 31/2022/TT-BTC có hiệu lực khi sử dụng các Thông báo kết quả phân tích phân loại đối với các Tờ khai trước thời điểm ngày 01/12/2022.

Cục Thuế XNK:

- Tiếp tục tổ chức phổ biến, tuyên truyền nội dung Thông tư;

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính xây dựng các Nghị định biểu thuế;

- Đầu mối cung cấp Danh mục và các Nghị định Biểu thuế để Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan cập nhật vào các Hệ thống nghiệp vụ;

- Phối hợp với Cục Giám sát quản lý chuẩn hóa các Danh mục quản lý chuyên ngành.

- Tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị và báo cáo Lãnh đạo Tổng cục kết quả thực hiện để có chỉ đạo kịp thời, thống nhất.

Hàng hóa xuất khẩu
Hàng hóa nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu để giao bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam có được hoàn thuế bảo vệ môi trường không?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất thì làm thủ tục nhập khẩu ở đâu?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có được bảo lãnh tiền thuế không? Nếu được thì thời hạn bão lãnh là bao lâu?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu phải sử dụng nhãn phụ trong trường hợp nào? Nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu không được che khuất những nội dung nào?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại là gì? Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu gồm những chi phí nào?
Pháp luật
Cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT như thế nào? Đối tượng nào chịu thuế GTGT trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa được quy định thế nào?
Pháp luật
Trị giá CIF là gì? Cách tính LVC theo Trị giá CIF đối với hàng hóa xuất khẩu? Thương nhân đề nghị cấp C/O có được lựa chọn công thức tính LVC không?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trước thông quan hay không?
Pháp luật
Điều kiện và hồ sơ hải quan để xuất khẩu thuốc tây có xuất xứ Việt nam qua thị trường Campuchia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa xuất khẩu
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
6,995 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa xuất khẩu Hàng hóa nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào