Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế như thế nào? Chị T ở Hà Nội.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601 : 2012 thay thế TCVN 4601:1988.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601 : 2012 được chuyển đổi từ TCVN 4601:1988 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 và điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị & Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601 : 2012 có phạm vi áp dụng như sau:

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601 : 2012 áp dụng khi thiết kế mới, hoặc thiết kế cải tạo nâng cấp nhà công sở của các cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi tắt là công sở).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601 : 2012 chỉ đề cập đến công sở cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ, cấp Tỉnh và cấp Huyện.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601 : 2012 được tham khảo áp dụng khi thiết kế xây dựng nhà công sở của các cơ quan không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc sử dụng nguồn vốn khác.

Đối với các cơ quan nhà nước mang tính đặc thù cần có những quy định riêng được cấp có thẩm quyền cho phép để phù hợp nhu cầu sử dụng.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế như thế nào? (Hình từ Internet)

Phân loại và phân cấp công sở các cơ quan hành chính nhà nước quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601 : 2012 thì công sở các cơ quan nhà nước được phân loại và phân cấp như sau:

Phân loại

Công sở cơ quan hành chính nhà nước trong tiêu chuẩn này bao gồm các loại sau:

- Công sở của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là công sở cấp Bộ);

- Công sở của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là công sở cấp tỉnh);

- Công sở của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là công sở cấp huyện).

Phân cấp công trình

- Cấp công trình của công sở cơ quan hành chính nhà nước phải phù hợp với tầm quan trọng, quy mô, vị trí xây dựng trong quy hoạch, hiệu quả kinh tế xã hội của công trình, mục đích sử dụng và mức độ an toàn đối với người và tài sản, phù hợp với các điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của địa phương.

- Công sở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp được đầu tư xây dựng mới phải đảm bảo thiết kế theo cấp công trình như sau:

+ Công sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn công trình cấp I hoặc cấp II;

+ Công sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, công sở các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn công trình cấp II hoặc cấp III;

CHÚ THÍCH: Cấp công trình công sở cơ quan hành chính nhà nước tham khảo trong quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng [1].

- Chất lượng sử dụng và chất lượng xây dựng công sở cơ quan hành chính nhà nước theo cấp công trình được quy định trong Bảng 1.

ctnn

Văn phòng công sở cơ quan hành chính nhà nước phải đáp ứng yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601 : 2012?

Căn cứ theo quy định tại mục 7.8.4 TCVN 4601 : 2012 thì văn phòng công sở cơ quan hành chính nhà nước phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Bộ phận văn phòng gồm phòng tiếp nhận và trả hồ sơ (bộ phận một cửa), bộ phận tiếp dân, văn thư đánh máy-hành chính-quản trị và phòng nhân sao tài liệu.

- Bộ phận một cửa (bộ phận hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thực hiện tại một đầu mối) phải có diện tích đáp ứng yêu cầu của công việc. Diện tích không nhỏ hơn 48 m2, trong đó diện tích dành để bố trí nơi ngồi chờ giải quyết công việc không được nhỏ hơn 30 %.

Phòng tiếp nhận và trả hồ sơ của các cơ quan chuyên môn có diện tích tối thiểu là 24 m2.

- Phòng tiếp dân phải phù hợp với yêu cầu công tác của các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhưng không nhỏ hơn 18 m2.

- Phòng tiếp dân phải được bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc tiếp đón và quản lý về trật tự, trị an, không làm ảnh hưởng tới hoạt động khác của cơ quan. Phòng tiếp dân phải có đủ diện tích và bàn ghế để phục vụ khách trong thời gian chờ đợi cũng như khi cán bộ, công chức gặp gỡ, làm việc.

- Nếu bố trí phòng tiếp dân phía ngoài khu làm việc, thì diện tích không nhỏ hơn 18 m2 tùy theo cấp công trình.

- Bộ phận văn thư đánh máy được bố trí ở vị trí phù hợp với yêu cầu sử dụng. Bộ phận văn thư đánh máy có thể kiêm luôn các công việc về hành chính. Đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ và cấp Tỉnh không nhỏ hơn 24 m2, cấp huyện không nhỏ hơn 20 m2.

- Chỗ nhân sao tài liệu bằng máy photocopy, được tính 4 m2 cho một đầu máy (gồm nơi đặt máy, tủ đựng giấy và tài liệu, phụ kiện, quạt gió và nơi giao nhận).

Cơ quan hành chính nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kế toán viên chính trong cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ và công việc như thế nào, yêu cầu về trình độ là gì?
Pháp luật
Kế toán viên trong cơ quan hành chính nhà nước có phạm vi quyền hạn như thế nào? Yêu cầu trình độ của Kế toán viên là gì?
Pháp luật
Kế toán trưởng trong cơ quan hành chính nhà nước phải đảm ứng yêu cầu về trình độ như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Tại sao nói Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?
Pháp luật
Có được ủy quyền ký hợp đồng trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập không?
Pháp luật
Những người đang làm các công việc nào tại cơ quan hành chính không phải ký lại hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP?
Pháp luật
Chỉ thị 23/CT-TW năm 2023 yêu cầu di dời trụ sở cơ quan hành chính ra khỏi thủ đô có đúng không?
Pháp luật
Chuyên viên về pháp chế trong cơ quan hành chính nhà nước phải đảm ứng yêu cầu về trình độ như thế nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước phải có trình độ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan hành chính nhà nước
6,917 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ quan hành chính nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào