Sắp tới, Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh truyền thông trên Internet và mạng xã hội về kiến thức và kỹ năng xây dựng gia đình?

Để thực hiện việc xây dựng, phát triển gia đình trong tình hình mới thì phải đặt ra những giải pháp, nhiệm vụ. Vậy Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp gì để xây dựng gia đình đến năm 2030 như thế nào? Xin cảm ơn!

Việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch xây dựng, phát triển gia đình trong tình hình mới được hướng dẫn như thế nào?

Theo tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 1327/KH-UBND năm 2022 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có hướng dẫn như sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với công tác xây dựng gia đình, xác định gia đình là nội dung quan trọng trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Tiếp tục phát huy cơ chế phối hợp liên ngành để giải quyết kịp thời các vấn đề về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình..

- Đưa mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc lồng ghép vào chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị phù hợp với từng giai đoạn phát triển; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động xã hội hóa trong lĩnh vực gia đình nhằm tối ưu hoá các nguồn lực xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.

- Đầu tư đủ kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất, hệ thống dịch vụ xã hội, kiện toàn, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình ở các cấp nhất là cán bộ cấp phường để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý, thu thập thông tin, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, đồng thời có chế độ bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác xây dựng gia đình, nhất là ở cơ sở.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp về công tác xây dựng gia đình. Cán bộ đảng viên phải nêu gương và vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc; phát huy và nhân rộng các mô hình văn hóa tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hạnh phúc, anh chị em đoàn kết, yêu thương nhau. Kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Khắc phục bệnh thành tích, hình thức trong công tác xây dựng gia đình.

- Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về gia đình tinh gọn, hiệu quả, thống nhất, gắn với các lĩnh vực dân số, bình đẳng giới và trẻ em. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác gia đình theo hướng tích hợp, đa ngành, phân định rõ đào tạo chuyên môn và cán bộ quản lý công tác gia đình.

- Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa chủ trương của Đảng, việc thực thi chính sách, pháp luật về gia đình, công tác gia đình và các lĩnh vực có liên quan đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Theo đó, mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc sẽ được lồng ghép vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm nhằm tạo ra sự cân bằng cũng như nâng cao chất lượng về cuộc sống gia đình. Cán bộ, Đảng viên phải tích cực làm gương và vận động người dân tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng hạnh phúc gia đình. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ hành vi bạo lực, tệ nạn xã hội để xây dựng gia đình hạnh phúc, lành mạnh.

Tổ chức, thực hiện xây dựng và phát triển gia đình đến năm 2030 tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào?

Tổ chức, thực hiện xây dựng và phát triển gia đình đến năm 2030 tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào?

Công tác tuyên truyền được thực hiện như thế nào?

Nhằm phổ biến kế hoạch, chính sách đến tất cả mọi người, mọi nhà thì Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra nhiệm vụ cho công tác truyền thông theo tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 1327/KH-UBND năm 2022 như sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong công tác xây dựng gia đình; truyền thông, vận động, hướng dẫn các hộ gia đình kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.

- Tổ chức triển khai quán triệt Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 đến cán bộ, đảng viên, chi bộ, đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân; đưa việc triển khai thực hiện công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới trở thành nội dung quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ hàng năm của các địa phương, đơn vị.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng khu vực dân cư, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội về tầm quan trọng, vị trí vai trò của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế hộ gia đình; về chính sách pháp luật, hôn nhân và gia đình; các chuẩn mực, giá trị văn hóa, gia đình; kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình; các rủi ro đối với gia đình, giúp người dân chủ động phòng ngừa các ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người Việt Nam, con người Thành phố giàu lòng nhân ái, khoan dung, chân thành, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo, khát vọng, hiện đại. Nâng cao hiệu quả, thiết thực trong xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hạnh phúc, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình; kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc; kiến thức, kỹ năng đối diện, phòng ngừa rủi ro và những ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình. Gắn kết vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường gia đình để con người phát triển toàn diện. Hằng năm, tổ chức ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình, ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11 và Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.

- Đa dạng hóa nội dung và đổi mới hình thức tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về gia đình, các chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình; kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc; phòng ngừa rủi ro, ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình thông qua các đề án, chương trình, dự án truyền thông sáng tạo, truyền thông số, sản phẩm văn hóa nghệ thuật ca ngợi, tôn vinh giá trị tốt đẹp của gia đình; giới thiệu mô hình mới, kinh nghiệm hay, tấm gương điển hình, tiêu biểu trong xây dựng gia đình hạnh phúc; thí điểm các mô hình hỗ trợ cung cấp dịch vụ gia đình nhằm đáp ứng kịp thời những vấn đề phát sinh của đời sống. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí, sử dụng hiệu quả Internet và mạng xã hội về chính sách, pháp luật về gia đình; kiến thức và kỹ năng xây dựng gia đình; các mô hình gia đình tiêu biểu; các rủi ro đối với gia đình; phê phán lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập và ảnh hưởng đến đời sống, hạnh phúc và phá hỏng sự bền vững của mỗi gia đình và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của xã hội.

Theo đó, cần đẩy mạnh công tác truyền thông để việc giáo dục đạt được hiệu quả cao nhất và nâng cao được nhận thức về gia đình trong mỗi người. Cần đưa ra những phương thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhóm tuổi khác nhau với những nội dung đa dạng hơn.

Các chính sách xã hội sẽ được thực hiện như thế nào?

Theo tiết 2.3 tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 1327/KH-UBND năm 2022 như sau:

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác xây dựng gia đình, thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045; Chương trình giáo dục quốc gia về gia đình; Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, dự án hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc. Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc nâng cao hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững; dạy nghề, tạo việc làm, tập huấn kiến thức về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển hộ kinh tế gia đình. Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ gia đình tiếp cận các nguồn lực xã hội, đảm bảo cho việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phụng dưỡng người cao tuổi, văn hóa ứng xử trong gia đình (Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình), thực hiện bình đẳng giới trong đời sống gia đình; tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đầy đủ các chính sách an sinh xã hội. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học về gia đình; tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách về gia đình; khuyến khích sáng tác các tác phẩm văn học - nghệ thuật về chủ đề gia đình.

- Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ Nhân dân tiếp cận các nguồn lực xã hội thông qua mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn hỗ trợ hôn nhân và gia đình; hỗ trợ gia đình tiếp cận tín dụng xã hội, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học về gia đình; hoạch định, tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách về gia đình; đẩy mạnh hoạt động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học - nghệ thuật về chủ đề gia đình.

Theo đó, cần tổ chức và nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ người dân để giúp mọi người được tiếp cận với những đơn vị, tổ chức hoặc công cụ giúp đỡ người dân trong cuộc sống.

Chính sách xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội như thế nào?
Pháp luật
Để nâng cao phúc lợi xã hội, bảo đảm người dân được thụ hưởng các CSXH về giáo dục Nghị quyết 42-NQ/TW đã yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nào?
Pháp luật
Nghị quyết 42-NQ/TW 2023 về nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội ra sao?
Pháp luật
Chỉ tiêu nào được nêu tại Nghị quyết 42-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đến năm 2030?
Pháp luật
Sắp tới, Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh truyền thông trên Internet và mạng xã hội về kiến thức và kỹ năng xây dựng gia đình?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chính sách xã hội
491 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chính sách xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào