QCVN 34:2022/BTTTT về chất lượng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất như thế nào?

QCVN 34:2022/BTTTT về chất lượng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất như thế nào? Thắc mắc của anh Q.V ở Bình Định.

QCVN 34:2022/BTTTT về chất lượng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất như thế nào?

Ngày 29/11/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành QCVN 34:2022/BTTTT kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BTTTT về chất lượng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất.

QCVN 34:2022/BTTTT quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với dịch vụ truy nhập Internet băng rộng, thuộc nhóm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (sau đây gọi tắt là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất), bao gồm:

- Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ FTTH/xPON (gọi tắt là dịch vụ truy nhập Internet cáp quang);

- Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ Modem cáp truyền hình (gọi tắt là dịch vụ truy nhập Internet cáp truyền hình).

QCVN 34:2022/BTTTT áp dụng đối với doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất (sau đây gọi tắt là DNCCDV) để thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất theo quy định của Nhà nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông.

QCVN 34:2022/BTTTT cũng là cơ sở để người sử dụng giám sát chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất của các doanh nghiệp.

QCVN 34:2022/BTTTT về chất lượng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất như thế nào? (Hình từ internet)

Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật QCVN 34:2022/BTTTT như thế nào?

Tại Mục 2 QCVN 34:2022/BTTTT, quy định về chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật QCVN như sau:

Các chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật:

- Thời gian trễ trung bình

+ Định nghĩa:

Thời gian trễ trung bình là trung bình cộng của các khoảng thời gian trễ.

+ Chỉ tiêu:

Thời gian trễ trung bình: ≤ 50 ms (áp dụng với kết nối trong nước).

+ Phương pháp xác định:

Phương pháp mô phỏng. Sử dụng lệnh Ping tới máy chủ phục vụ công tác đo kiểm. Số lượng mẫu đo tối thiểu là 1 000 mẫu. Dung lượng gói tin mẫu là 32 bytes. Yêu cầu chung về đo kiểm được quy định tại Phụ lục A.

-Tốc độ tải dữ liệu trung bình

+ Định nghĩa

Tốc độ tải dữ liệu trung bình gồm: tốc độ tải xuống trung bình (Pd) và tốc độ tải lên trung bình (Pu):

++ Tốc độ tải xuống trung bình (Pd) là tỷ số giữa tổng tốc độ tải xuống trên tổng mẫu đo tải xuống.

++ Tốc độ tải lên trung bình (Pu) là tỷ số giữa tổng tốc độ tải lên trên tổng mẫu đo tải lên. Trong đó:

++ Tốc độ tải xuống của từng mẫu đo là tỷ số giữa tổng dung lượng tệp dữ liệu tải xuống trên tổng thời gian tải xuống của mẫu đó.

++ Tốc độ tải lên của từng mẫu đo là tỷ số giữa tổng dung lượng tệp dữ liệu tải lên trên tổng thời gian tải lên của mẫu đó.

+ Chỉ tiêu:

• Pd ≥ 0,8 Vd.

• Pu ≥ 0,8 Vu.

+ Phương pháp xác định:

Phương pháp mô phỏng, số lượng mẫu đo tối thiểu là 1000 mẫu đo tải tệp (file) dữ liệu vào các giờ khác nhau trong ngày với mỗi loại tải lên, tải xuống máy chủ phục vụ công tác đo kiểm. Dung lượng của tệp dữ liệu (MB) dùng để thực hiện mẫu đo tối thiểu bằng hai lần giá trị tốc độ tải tối đa (Mbit/s) của gói dịch vụ được đo kiểm. Khoảng cách giữa hai mẫu đo liên tiếp xuất phát từ một đầu cuối tối thiểu là 30 s. Phương pháp xác định này áp dụng cho từng gói dịch vụ của DNCCDV. Yêu cầu chung về đo kiểm được quy định tại phụ lục A của quy chuẩn này.

- Mức chiếm dụng băng thông

+ Định nghĩa:

Mức chiếm dụng băng thông là tỷ lệ (%) giữa lượng dữ liệu trao đổi cao nhất trong nhóm 95 % trên đường truyền trong một đơn vị thời gian và tốc độ tối đa của đường truyền (tính bằng Mbit/s). Mức chiếm dụng băng thông được xác định cho từng hướng kết nối. Mức chiếm dụng băng thông của một hướng kết nối được xác định trên cơ sở tổng dung lượng trao đổi cao nhất trong nhóm 95 % của tất cả đường truyền trong cùng một hướng kết nối đó.

+ Chỉ tiêu:

Mức chiếm dụng băng thông của hướng kết nối từ DNCCDV đến Internet quốc tế: ≤ 95 %.

Mức chiếm dụng băng thông của các hướng kết nối khác: ≤ 90 %.

+ Phương pháp xác định

Phương pháp giám sát. Giám sát lưu lượng tất cả các hướng kết nối từ 00h00 đến 24h00 hàng ngày trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng liên tiếp, thời gian mỗi mẫu giám sát là 5 min.

Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất như thế nào?

Tại Mục 4 QCVN 34:2022/BTTTT, quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất có trách nhiệm như sau:

- Các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải đảm bảo chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất phù hợp với Quy chuẩn này, thực hiện công bố chất lượng dịch vụ và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

- Các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải nêu rõ các giá trị Vd, Vu đối với từng gói dịch vụ cụ thể trong hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa DNCCDV và khách hàng.

- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có trách nhiệm xây dựng máy chủ để đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ theo Quy chuẩn này.

- Trách nhiệm cụ thể của Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Dịch vụ viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông nếu muốn ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông thì phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Pháp luật
Thuyết minh doanh thu khách hàng của doanh nghiệp viễn thông là gì? Mẫu báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu khách hàng của doanh nghiệp viễn thông là mẫu nào?
Pháp luật
Nguyên tắc kết nối viễn thông từ ngày 1/7/2024 theo Luật Viễn thông 2023 như thế nào? Trường hợp nào được chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông?
Pháp luật
Từ 1/7/2024, trường hợp nào doanh nghiệp phải hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ viễn thông và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng?
Pháp luật
Thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông là gì? Thời hạn để doanh nghiệp báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông theo quý là khi nào?
Căn cứ xác định giá dịch vụ viễn thông từ ngày 01/07/2024 là gì? Có những loại giá dịch vụ viễn thông nào?
Căn cứ xác định giá dịch vụ viễn thông từ ngày 01/07/2024 là gì? Có những loại giá dịch vụ viễn thông nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp lấy lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ viễn thông này để hỗ trợ cho việc kinh doanh DV viễn thông khác được không?
Pháp luật
Ai có quyền bán lại dịch vụ viễn thông? Cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng tại Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông, thuê bao viễn thông theo Luật Viễn thông mới nhất ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông phải lập hóa đơn dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ theo hình thức trả sau đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ viễn thông
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,512 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ viễn thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào