Bán thực phẩm chức năng mà không biết là giả thì có bị xử phạt không? Mức xử phạt khi bán thực phẩm chức năng giả?

Cho tôi hỏi bán thực phẩm chức năng mà không biết là giả thì có bị xử phạt không? Mức xử phạt dành cho hành vi bán thực phẩm chức năng giả? Mong sớm được TVPL hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Cảm ơn rất nhiều.

Bán thực phẩm chức năng mà không biết là giả thì có bị xử phạt không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về những trường hợp không bị xử phạt hành chính cụ thể như sau:

Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:

(1) Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

(2) Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

(3) Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

(4) Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

(5) Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.

Đối với việc bạn bán thực phẩm chức năng mà không biết đó là hàng giả không thuộc vào một trong các trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, bạn vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả.

Trường hợp bạn có thể chứng minh được rằng hành vi bán hàng giả của bạn là do bên sản xuất và bên cung cấp thực phẩm chức năng cố tình che dấu về thực phẩm chức năng giả và với trình độ chuyên môn của mình thì bạn không thể phân biệt được đâu là hàng giả đâu là hàng thật thì sẽ không bị xử phạt.

Bán thực phẩm chức năng mà không biết là giả thì có bị xử phạt không? Mức xử phạt dành cho hành vi bán thực phẩm chức năng giả?

Bán thực phẩm chức năng mà không biết là giả thì có bị xử phạt không? Mức xử phạt khi bán thực phẩm chức năng giả? (Hình từ Internet)

Mức xử phạt dành cho hành vi bán thực phẩm chức năng giả?

Đối với mức xử phạt dành cho hành vi bán thực phẩm chức năng giả thì tại Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

(1) Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

(2) Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trông thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;

- Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Như vậy, tùy vào giá trị của hàng thật để xác định mức xử phạt khi có hành vi bán thực phẩm chức năng giả.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi bán thực phẩm chức năng giả?

Đối với biện pháp khắc phục hậu quả về hành vi bán thực phẩm chức năng giả thì tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:

- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này.

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Thực phẩm chức năng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thực phẩm chức năng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thực phẩm chức năng có phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe không? Thực phẩm chức năng nhập khẩu có cần giấy chứng nhận lưu hành tự do?
Pháp luật
Có bắt buộc ghi nhãn đối với thực phẩm bổ sung hay không? Trường hợp nào quy định thực phẩm bổ sung phải được thu hồi?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh thực phẩm chức năng đăng ký xét tặng Giải thưởng chất lượng sản phẩm hàng hóa cần đảm bảo được điều kiện nào?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường có buộc phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm không?
Pháp luật
Đối tượng kê khai giá thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi là ai? Quy trình tiếp nhận biểu mẫu kê khai này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản kê khai giá thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng là đối tượng của việc đăng ký nội dung quảng cáo gồm những thực phẩm nào? Thực phẩm chức năng là gì?
Pháp luật
Chế tài khi doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm chức năng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo là gì?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng gồm những loại nào? Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu là gì?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng và thực phẩm dinh dưỡng khác nhau thế nào? Quảng cáo thực phẩm chức năng phải đảm bảo yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực phẩm chức năng
3,777 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực phẩm chức năng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào