Hỗ trợ học nghề đối với khóa đào tạo có những ngày lẻ không đủ tháng được pháp luật quy định như thế nào?
Hỗ trợ học nghề đối với khóa đào tạo có những ngày lẻ không đủ tháng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 56 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Thời gian, mức hỗ trợ học nghề
1. Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.
2. Mức hỗ trợ học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Điều 3 Quyết định 17/2021/QĐ-TTg quy định:
Mức hỗ trợ học nghề
1. Mức hỗ trợ học nghề
a) Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
b) Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.
Theo đó, vấn đề hỗ trợ học nghề được quy định như sau:
- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.
Như vậy, hiện nay bạn muốn học sửa chữa điện lạnh tại trung tâm dạy nghề Thanh Xuân với thời gian học là 5 tháng 10 ngày.
Thời gian 5 tháng 10 ngày này sẽ được tính thành 5 tháng rưỡi để hỗ trợ học nghề cho bạn.
Bạn tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng nên mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/người/tháng.
Thời gian hỗ trợ không quá 6 tháng.(Theo khoản 1 Điều 56 Luật Việc làm 2013).
Hỗ trợ học nghề (Hình từ Internet)
Điều kiện để người lao động được hỗ trợ học nghề được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 55 Luật Việc làm 2013 quy định:
Điều kiện được hỗ trợ học nghề
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc (trừ trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hàng tháng)
- Đã nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật.
- Chưa tìm được việc làm trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN
- Đóng đủ 09 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định pháp luật.
Hồ sơ thủ tục đề nghị hỗ trợ học nghề cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP bạn phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang chờ kết quả giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương nơi đang chờ kết quả hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là đề nghị hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương không phải nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động không thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, bao gồm:
a) Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định này;
d) Sổ bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không đáp ứng đủ điều kiện hưởng thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề là đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo của trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, hồ sơ thủ tục đề nghị hỗ trợ học nghề cần chuẩn bị những giấy tờ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?
- Thu hồi sản phẩm là gì? Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm thì chủ sản phẩm có trách nhiệm gì?
- Trong tố tụng hình sự, người bào chữa có thể đồng thời là người giám định trong cùng một vụ án hình sự không?