Hỗ trợ chi tiền ăn có đưa vào chi phí được khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Do tình hình COVID-19 công ty có yêu cầu nhân viên cách ly tập trung tại nhà máy và thống nhất hỗ trợ tiền ăn với mức 40.000đồng/người/ngày. Công ty dự định chi bằng tiền mặt cho từng nhân viên và có ký nhận của từng người. Vậy chi phí này có được coi là chi phí hợp lý khi khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Ai là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

Theo Điều 2 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì các đối tượng sau đây sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

(1) Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.

- Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.

- Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:

+ Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;

+ Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

+ Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;

+ Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

+ Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

- Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.

(2) Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 14 Chương IV Thông tư này.

Hỗ trợ chi tiền ăn có đưa vào chi phí được khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Hỗ trợ chi tiền ăn có đưa vào chi phí được khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong nước gồm những gì?

Các thu nhập chịu thuế của doanh nghiêp được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP; khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP) như sau:

(1) Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có thu nhập quy định tại khoản 2 Điều này thì thu nhập này được xác định là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

(2) Thu nhập khác bao gồm:

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;

- Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định này;

- Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;

- Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác;

- Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ bao gồm: Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn; thu nhập từ bán ngoại tệ; khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính). Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;

- Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí;

- Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;

- Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;

- Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;

- Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;

- Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;

- Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhận tài sản được hạch toán theo giá đánh giá lại khi xác định chi phí được trừ quy định tại Điều 9 Nghị định này;

- Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;

- Các khoản thu nhập khác bao gồm cả thu nhập được miễn thuế quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 4 Nghị định này.

(3) Thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 là thu nhập nhận được có nguồn gốc từ Việt Nam từ hoạt động cung ứng dịch vụ, cung cấp và phân phối hàng hóa, cho vay vốn, tiền bản quyền cho tổ chức cá nhân Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam hoặc từ chuyển nhượng vốn, dự án đầu tư, quyền góp vốn, quyền tham gia các dự án đầu tư, quyền thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành kinh doanh.

Thu nhập chịu thuế quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập từ dịch vụ thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam như: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị ở nước ngoài; quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại ở nước ngoài; môi giới bán hàng hóa, môi giới bán dịch vụ ở nước ngoài; đào tạo ở nước ngoài; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế cho phía nước ngoài.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thu nhập chịu thuế quy định tại Khoản này.

Chi phí hỗ trợ tiền ăn có phải là chi phí hợp lý khi khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC) quy đinh về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

- Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

+ Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

....

- Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

+ Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

+ Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

- Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

+ Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

- Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Theo đó, nếu khoản chi tiền ăn có thỏa thuận trong hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; hoặc được quy định Quy chế tài chính, quy chế thưởng của công ty và có chứng từ chi đầy đủ thì công ty được đưa vào chi phí hợp lý theo hướng dẫn tại khoản 2.4 nêu trên. Hoặc, công ty đưa khoản chi này vào khoản chi có tính chất phúc lợi theo khoản 2.30, thỏa điều kiện tại khoản 2.30 thì đây là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp Tải về trọn bộ các văn bản Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế thì có được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết?
Pháp luật
Mức thuế suất thuế TNDN đối với thu nhập doanh nghiệp từ đầu tư bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm là bao nhiêu %?
Pháp luật
Thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp sản xuất thép cao cấp?
Pháp luật
Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã được xác định như thế nào? Hợp tác xã ngừng cho vay nội bộ trong trường hợp nào?
Pháp luật
Trong năm tính thuế doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ thu nhập từ chênh lệch tỷ giá được xác định như thế nào?
Pháp luật
Nội dung hoạt động đầu tư Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp? Sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ có phải nộp thuế phần đã trích?
Pháp luật
Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
Pháp luật
Chúc mừng sinh nhật khách hàng bằng tiếng Việt, tiếng Anh thế nào cho hay, trang trọng, ngắn gọn?
Pháp luật
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi mới nhất? Toàn văn dự thảo sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp?
Pháp luật
Chi tiền lương có phải là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế thu nhập doanh nghiệp
5,386 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế thu nhập doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào