Hộ thiếu đói là gì? Trong dịp Tết Nguyên đán các đối tượng thuộc hộ thiếu đói được trợ giúp xã hội khẩn cấp như thế nào?
Hộ thiếu đói là gì?
Đối chiếu với quy định tại Thông tư 01/2018/TT-BLĐTBXH thì hộ thiếu đói được định nghĩa là hộ tính đến thời điểm báo cáo có nguồn dự trữ lương thực và dự trữ bằng tiền, trị giá hàng hóa, tài sản có thể bán được để mua lương thực, v.v... bình quân đầu người đạt dưới 13 kg thóc hay 9 kg gạo/1 tháng.
Để nhận biết hộ thiếu đói một cách dễ dàng hơn thì đó là những hộ gia đình không thể có đủ lương thực để ăn 2 bữa cơm hàng ngày.
Nhân khẩu thiếu đói là những người trong các hộ thiếu đói.
Ngoài ra, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp số hộ, số nhân khẩu thiếu đói là Cục Bảo trợ xã hội.
Trong dịp Tết Nguyên đán các đối tượng thuộc hộ thiếu đói được trợ giúp xã hội khẩn cấp như thế nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước:
Theo đó, trong dịp Tết Nguyên đán hay còn gọi là dịp Tết âm lịch các đối tượng thuộc hộ thiếu đói được trợ giúp xã hội khẩn cấp, cụ thể như sau: hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ.
Bên cạnh đó, các đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia được hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ.
Ngoài ra, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
(1) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ theo các Mẫu số 5a ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP và 5b ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP;
(2) Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
(3) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
(4) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;
(5) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;
(6) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;
(7) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;
(8) Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;
(9) Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.
Trong dịp Tết Nguyên đán các đối tượng thuộc hộ thiếu đói được trợ giúp xã hội khẩn cấp như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả xuất cấp, sử dụng hàng dự trữ quốc gia cho Bộ Tài chính để tổng hợp?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm báo cáo kết quả xuất cấp, sử dụng hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương quản lý hàng dự trữ quốc gia còn có trách nhiệm trong việc rà soát, kiểm tra, tổng hợp số lượng, giá trị, mặt hàng dự trữ quốc gia cần cứu trợ, hỗ trợ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Một số những nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội:
- Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
- Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?