Hồ sơ xin xét duyệt và thủ tục cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” cần thực hiện như thế nào và có được chuyển nhượng cho người khác không?

Tôi muốn hỏi một số thông tin về việc xin cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền như sau: Người được cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” cần đảm bảo có đủ những điều kiện nào? Hồ sơ xin xét duyệt và thủ tục cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” cần thực hiện như thế nào? Và “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền có được chuyển nhượng cho người khác không? Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn.

Người được cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” cần đảm bảo có đủ những điều kiện nào?

Tại Điều 4 Quy chế xét duyệt cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” ban hành kèm theo Quyết định 39/2007/QĐ-BYT có hướng dẫn về Điều kiện của người được cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” như sau:

"Điều 4. Điều kiện của người được cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự.
b) Có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
c) Biết cụ thể các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.
d) Được chính quyền địa phương (xã/phường/thị trấn) chứng nhận là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho."

Như vậy, để xin cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” thì cần đáp ứng các điều kiện như sau:

- Thứ nhất, có đủ năng lực hành vi dân sự.

- Thứ hai, có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

- Thứ ba, biết cụ thể các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.

- Thứ tư, được chính quyền địa phương (xã/phường/thị trấn) chứng nhận là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho.

Hồ sơ xin xét duyệt và thủ tục cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” cần thực hiện như thế nào?

Hồ sơ xin xét duyệt và thủ tục cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” cần thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ xin xét duyệt và thủ tục cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” cần thực hiện như thế nào?

Về hồ sơ, thủ tục anh tham khảo tại Điều 6 Quy chế xét duyệt cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” ban hành kèm theo Quyết định 39/2007/QĐ-BYT có quy định về thủ tục cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”:

Điều 6. Thủ tục cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.
Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền phải làm hồ sơ gửi về Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó cư trú và nộp lệ phí theo quy định hiện hành."

Theo đó, khi người đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền thì phải làm hồ sơ và gửi đến Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó cư trú và nộp lệ phí theo đúng với quy định pháp luật.

Cũng theo quy định Điều 7 Quy chế xét duyệt cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” ban hành kèm theo Quyết định 39/2007/QĐ-BYT có quy định về hồ sơ xét duyệt cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” như sau:

"Điều 7. Hồ sơ xét duyệt cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đơn có xác nhận của Chi hội Đông y, Trạm y tế và UBND xã, phường, thị trấn nơi người có bài thuốc cư trú.
2. Sơ yếu lý lịch ghi rõ quá trình hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền của dòng tộc, gia đình và bản thân (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú).
3. Bản giải trình về bài thuốc gia truyền, trong đó phải ghi rõ:
a) Xuất xứ của bài thuốc qua các đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị;
b) Công thức của bài thuốc (ghi rõ tên từng vị, liều lượng);
c) Cách gia giảm (nếu có);
d) Cách bào chế;
đ) Dạng thuốc;
e) Cách dùng, đường dùng;
g) Liều dùng;
h) Chỉ định và chống chỉ định.
4. Tư liệu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc.
a) Sổ theo dõi người bệnh (có ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).
b) Danh sách người bệnh (tối thiểu từ 100 người trở lên) ở trong vùng, địa phương gần nhất đã điều trị có hiệu quả trong thời gian gần nhất (gồm: Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).
5. Văn bản xác nhận được quyền thừa kế bài thuốc đó theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận) hoặc công chứng chứng thực.
6. Giấy khám sức khỏe do bệnh viện từ cấp quận, huyện trở lên cấp.
7. Hai ảnh cỡ 4 x 6 cm, chụp kiểu chứng minh thư nhân dân."

“Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền" có được chuyển nhượng cho người khác không?

Tại Điều 5 Quy chế xét duyệt cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” ban hành kèm theo Quyết định 39/2007/QĐ-BYT có quy định về phạm vi sử dụng của “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” như sau:

Điều 5. Phạm vi sử dụng của “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.
1. Người có “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” được đăng ký hành nghề tại nơi cấp giấy chứng nhận và chỉ được đăng ký một trong hai hình thức hành nghề sau:
a) Khám, chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền.
b) Sản xuất, kinh doanh bằng bài thuốc gia truyền, nhưng phải tiến hành thủ tục đăng ký theo quy định của Bộ Y tế.
2. Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền không được chuyển nhượng, mua bán hoặc cho thuê.
3. Người có bài thuốc gia truyền chỉ được phép hành nghề khi được cơ quan chức năng cấp chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề."

Theo đó, Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền không được chuyển nhượng, mua bán hoặc cho thuê cho người khác.

Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thửa đất có nhiều người sở hữu chung tài sản gắn liền với đất thì cấp mấy Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất?
Pháp luật
Khi có nhu cầu gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật thì cá nhân có phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn không?
Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón mới nhất hiện nay? Để được cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón phải tập huấn những nội dung gì?
Pháp luật
Thay đổi căn cước công dân có cần cập nhật lại thông tin số căn cước mới lên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Pháp luật
Tổ chức muốn cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có cần đáp ứng điều kiện về nhân lực không?
Pháp luật
Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe ô tô đủ điều kiện hoạt động bị thu hồi không thời hạn trong trường hợp nào?
Pháp luật
Nhân viên vận hành nhà máy điện được cấp lại Chứng nhận vận hành có phải tham gia kiểm tra không? Hồ sơ đăng ký cấp lại Chứng nhận vận hành gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Hồ sơ xin xét duyệt và thủ tục cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” cần thực hiện như thế nào và có được chuyển nhượng cho người khác không?
Pháp luật
Điều kiện cấp 'Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền' dân tộc là gì? Hồ sơ, thủ tục cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” cần thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận
2,065 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy chứng nhận Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy chứng nhận Xem toàn bộ văn bản về Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào