Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp thanh niên xung phong có bắt buộc Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý không?
- Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp thanh niên xung phong có bắt buộc Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý không?
- Thân nhân của thanh niên xung phong nộp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp thanh niên xung phong ở đâu?
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong việc giải quyết chế độ trợ cấp thanh niên xung phong được quy định như thế nào?
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp thanh niên xung phong có bắt buộc Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLDTBXH-BNV-BTC về hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp như sau:
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp gồm:
1. Một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là TNXP (là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã):
a) Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 có hiệu lực thi hành.
b) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi TNXP trở về địa phương như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý TNXP; Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khoẻ; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng TNXP; Giấy chứng nhận tham gia TNXP; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ.
c) Trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm a và b khoản này thì phải nộp bản khai có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi tham gia TNXP (bản chính). Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai đối với đối tượng là người địa phương đi TNXP nhưng hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương khác (nội dung xác nhận theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Bản khai cá nhân (lập theo mẫu số 1A hoặc 1B hoặc 1C ban hành kèm theo Thông tư này), cụ thể:
a) Trường hợp đề nghị hưởng trợ cấp một lần thì lập theo mẫu số 1A đối với TNXP còn sống; nếu đã từ trần thì thân nhân TNXP lập theo mẫu số 1B.
b) Trường hợp đề nghị hưởng trợ cấp hàng tháng thì lập theo mẫu số 1C.
3. Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, phải có giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế cấp huyện trở lên (bản chính).
Theo đó, hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp thanh niên xung phong gồm một trong các giấy tờ sau để chứng minh là thanh niên xung phong (là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã) được quy định như trên.
Trong trường hợp bố bạn không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm a và b khoản này thì phải nộp bản khai có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi tham gia thanh niên xung phong (bản chính).
Thanh niên xung phong (Hình từ Internnet)
Thân nhân của thanh niên xung phong nộp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp thanh niên xung phong ở đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLDTBXH-BNV-BTC quy định về trình tự, thời hạn giải quyết chế độ trợ cấp như sau:
Trình tự, thời hạn giải quyết chế độ trợ cấp
1. Đối tượng TNXP hoặc thân nhân của TNXP (trường hợp TNXP đã từ trần) thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
...
Theo đó, thân nhân của thanh niên xung phong (trường hợp thanh niên xung phong đã từ trần) thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định trên cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong việc giải quyết chế độ trợ cấp thanh niên xung phong được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLDTBXH-BNV-BTC quy định về trình tự, thời hạn giải quyết chế độ trợ cấp như sau:
Trình tự, thời hạn giải quyết chế độ trợ cấp
...
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành việc:
a) Tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Thành phần hội nghị gồm đại diện lãnh đạo cấp xã (Ủy ban nhân dân, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu TNXP hoặc Ban liên lạc cựu TNXP), Trưởng thôn có đối tượng TNXP đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp.
b) Tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với TNXP báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (gửi qua Phòng Nội vụ).
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Phòng Nội vụ hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gửi qua Sở Nội vụ).
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo Sở Nội vụ:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 3A, 3B, 3C kèm theo biểu tổng hợp danh sách TNXP đề nghị hưởng chế độ trợ cấp lập theo mẫu số 4A, 4B, 4C ban hành kèm theo Thông tư này).
Đối với trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ chứng minh là TNXP quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 4 Thông tư này, Sở Nội vụ tổng hợp, chuyển danh sách đối tượng đến Hội cựu TNXP cấp tỉnh đề nghị kiểm tra, xác nhận cho ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.
Sau khi có Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ chuyển quyết định kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp của đối tượng cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý.
b) Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định về giải quyết chế độ trợ cấp đối với TNXP (theo từng đợt), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp một lần (lập theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo công văn đề nghị bổ sung dự toán chi chế độ trợ cấp một lần, gửi 02 bản về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Đồng thời, tổ chức thực hiện việc chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng được hưởng theo quy định hiện hành.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định.
Theo đó, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?