Hồ sơ xét chọn tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước gồm những gì? Tải về các mẫu trong hồ sơ?
- Tổ chức chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn như thế nào?
- Tổ chức được giao trực tiếp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước trong trường hợp nào?
- Hồ sơ xét chọn tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước gồm những gì?
Tổ chức chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn như thế nào?
Tổ chức chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế xét chọn, tuyển chọn và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Quy chế) Ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Tiêu chuẩn đối với tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm đề tài NCKH
1. Tổ chức chủ trì phải có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài NCKH, đủ điều kiện về nhân lực, thiết bị và cơ sở vật chất cho việc thực hiện đề tài KHCN đạt hiệu quả.
2. Cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài NCKH phải đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau:
a) Có chuyên môn đào tạo phù hợp, trình độ đại học trở lên và đang hoạt động trong cùng chuyên ngành khoa học với đề tài NCKH trong 5 năm gần đây, tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
b) Là người đề xuất ý tưởng chính và chủ trì tổ chức xây dựng đề cương, thuyết minh đề tài NCKH;
c) Có đủ năng lực trực tiếp tổ chức thực hiện và cam kết bố trí đủ thời gian để chủ trì thực hiện công việc nghiên cứu của đề tài NCKH.
Theo đó, tổ chức chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước phải có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học, đủ điều kiện về nhân lực, thiết bị và cơ sở vật chất cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả.
Tổ chức chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Tổ chức được giao trực tiếp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước trong trường hợp nào?
Tổ chức được giao trực tiếp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Phương thức giao thực hiện đề tài NCKH
1. Tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp thực hiện đề tài NCKH đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Đề tài NCKH thuộc bí mật quốc gia, đặc thù phục vụ an ninh, quốc phòng có liên quan đến lĩnh vực quản lý của KTNN;
b) Đề tài NCKH đột xuất;
c) Đề tài NCKH chỉ có một tổ chức khoa học và công nghệ có đủ điều kiện về nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ đó. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định giao nhiệm vụ NCKH quy định tại khoản 1 Điều này.
2. Ngoài các nhiệm vụ NCKH quy định tại khoản 1 Điều này, việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài NCKH đều phải thông qua xét chọn, tuyển chọn theo quy định tại Chương III của Quy chế này.
Theo quy định trên, tổ chức được giao trực tiếp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước đối với một trong các trường hợp sau:
- Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc bí mật quốc gia, đặc thù phục vụ an ninh, quốc phòng có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Kiểm toán nhà nước;
- Đề tài nghiên cứu khoa học đột xuất;
- Đề tài nghiên cứu khoa học chỉ có một tổ chức khoa học và công nghệ có đủ điều kiện về nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ đó.
Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được quy định trên.
Hồ sơ xét chọn tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước gồm những gì?
Hồ sơ xét chọn tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 4 Điều 8 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Xét chọn tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài NCKH
1. Trên cơ sở Phiếu đăng ký thực hiện đề tài NCKH của các tổ chức, cá nhân và ý kiến của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ NCKH, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổng hợp, trình Chủ tịch Hội đồng khoa học KTNN phê duyệt danh sách tổ chức, cá nhân được xét chọn thực hiện đề tài NCKH.
2. Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng khoa học KTNN phê duyệt danh sách tổ chức, cá nhân được xét chọn thực hiện đề tài NCKH, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có trách nhiệm gửi thông báo đến tổ chức, cá nhân được xét chọn thực hiện đề tài NCKH chuẩn bị hồ sơ xét chọn để thẩm định đề cương, thuyết minh và dự toán kinh phí thực hiện đề tài NCKH.
3. Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, các tổ chức, cá nhân được xét chọn thực hiện đề tài NCKH có trách nhiệm nộp hồ sơ xét chọn về Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.
4. Hồ sơ xét chọn gồm những văn bản, tài liệu dưới đây:
a) Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài NCKH (PHỤ LỤC 03);
b) Đề cương đề tài NCKH (PHỤ LỤC 04);
c) Thuyết minh đề tài NCKH (PHỤ LỤC 05);
d) Lý lịch khoa học của các thành viên tham gia đề tài NCKH (PHỤ LỤC 06).
5. Hồ sơ xét chọn bao gồm: một (01) bộ Hồ sơ gốc và chín (09) bản sao bộ Hồ sơ gốc.
6. Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ xét chọn theo quy định và chuẩn bị cho công tác thẩm định đề cương, thuyết minh và dự toán kinh phí thực hiện đề tài NCKH.
Theo đó, hồ sơ xét chọn tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước gồm:
- Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài NCKH (PHỤ LỤC 03);
Tải về mẫu Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài NCKH mới nhất tại đây.
- Đề cương đề tài NCKH (PHỤ LỤC 04);
Tải về mẫu Đề cương đề tài NCKH mới nhất tại đây.
- Thuyết minh đề tài NCKH (PHỤ LỤC 05);
Tải về mẫu Thuyết minh đề tài NCKH mới nhất tại đây.
- Lý lịch khoa học của các thành viên tham gia đề tài NCKH (PHỤ LỤC 06).
Tải về mẫu Lý lịch khoa học của các thành viên tham gia đề tài NCKH mới nhất tại đây.
Hồ sơ xét chọn bao gồm 01 bộ Hồ sơ gốc và 09 bản sao bộ Hồ sơ gốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?