Hồ sơ và thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào? Trường hợp nào thì được giám định bệnh nghề nghiệp?
Khi nào người lao động được giám định bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 đã quy định như sau:
Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
Theo quy định này, người lao động bị bệnh nghề nghiệp sẽ được giám định bệnh nghề nghiệp tại các thời điểm sau:
- Bệnh nghề nghiệp có thể điều trị ổn định: Người lao động được giám định sau khi bệnh tật đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định: Người lao động được giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
Hồ sơ và thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào? Trường hợp nào thì được giám định bệnh nghề nghiệp?
Hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp gồm giấy tờ gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp gồm các giấy tờ sau:
Hồ sơ khám giám định lần đầu
...
2. Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
c) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.
d) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo như quy định trên thì hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp sẽ gồm có các thành phần tài liệu như sau:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động hoặc giấy đề nghị khám giám định của người lao động:
Giấy đề nghị khám giám định do người lao động lập theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 56 dành cho người lao động đang thuộc quản lý của doanh nghiệp.
Giấy đề nghị khám giám định do người lao động lập theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư 56 dành cho người lao động không còn làm công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp.
- Bản chính/bản sao hợp lệ hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp (nếu có).
Nếu người lao động mắc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định thì trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ bệnh không có khả năng điều trị ổn định.
- 01 trong các giấy tờ có ảnh:
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.
Giấy xác nhận của Công an xã có dán ảnh và đóng giáp lai, cấp trong tối đa 03 tháng.
Thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp tiến hành thế nào?
Theo hướng dẫn tại Quyết định 2968/QĐ-BYT năm 2018, thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp được thực hiện như sau:
- Khám giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp
Bước 1: Người người lao động gửi hồ sơ xin giám định cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật
Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng
Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.
- Khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát
Bước 1: Người lao động hoặc tổ chức sử dụng lao động gửi hồ sơ xin giám định cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật
Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng
Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.
Như vậy, thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo nội dung hướng dẫn như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?