Hồ sơ và tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được bảo quản dưới mấy hình thức?
Hồ sơ và tài liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định ra sao?
Thời gian bảo quản hồ sơ và tài liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xác định như nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 22/2021/TT-NHNN quy định các hồ sơ và tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là các hồ sơ, tài liệu giấy và hồ sơ, tài liệu điện tử được hình thành theo quy định về văn bản điện tử và dữ liệu đặc tả.
Theo Điều 4 Thông tư 22/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
1. Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các hồ sơ, tài liệu trong Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu được phân loại theo các nhóm lĩnh vực hoạt động, vấn đề tương ứng với thời hạn bảo quản, bao gồm:
Nhóm 1: Hồ sơ, tài liệu tổng hợp
Nhóm 2: Hồ sơ, tài liệu về tổ chức, cán bộ, đào tạo
Nhóm 3: Hồ sơ, tài liệu về chính sách tiền tệ
Nhóm 4: Hồ sơ, tài liệu về quản lý hoạt động ngoại hối
Nhóm 5: Hồ sơ, tài liệu về quản lý công tác thanh toán
Nhóm 6: Hồ sơ, tài liệu về quản lý hoạt động tín dụng
Nhóm 7: Hồ sơ, tài liệu về công tác dự báo, thống kê
Nhóm 8: Hồ sơ, tài liệu về ổn định tiền tệ, tài chính
Nhóm 9: Hồ sơ, tài liệu về nghiệp vụ thị trường tiền tệ, dự trữ ngoại hối, dự trữ bắt buộc, quan hệ đại lý với đối tác nước ngoài
Nhóm 10: Hồ sơ, tài liệu về nghiệp vụ phát hành và kho quỹ
Nhóm 11: Hồ sơ, tài liệu về thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng
Nhóm 12: Hồ sơ, tài liệu về hoạt động phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố
Nhóm 13: Hồ sơ, tài liệu về tài chính, kế toán
Nhóm 14: Hồ sơ, tài liệu về đầu tư xây dựng
Nhóm 15: Hồ sơ, tài liệu về kiểm toán, kiểm soát nội bộ
Nhóm 16: Hồ sơ, tài liệu về công tác pháp chế
Nhóm 17: Hồ sơ, tài liệu về hợp tác quốc tế
Nhóm 18: Hồ sơ, tài liệu về công tác thi đua, khen thưởng
Nhóm 19: Hồ sơ, tài liệu về công tác truyền thông, báo chí
Nhóm 20: Hồ sơ, tài liệu về công tác hành chính, văn thư, lưu trữ
Nhóm 21: Hồ sơ, tài liệu về công tác quản trị công sở
Nhóm 22: Hồ sơ, tài liệu về hoạt động thông tin tín dụng
Nhóm 23: Hồ sơ, tài liệu về quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ngân hàng Nhà nước đại diện chủ sở hữu
Nhóm 24: Hồ sơ, tài liệu về nghiên cứu khoa học
Nhóm 25: Hồ sơ, tài liệu về công nghệ thông tin
Nhóm 26: Hồ sơ, tài liệu về lĩnh vực giáo dục
Nhóm 27: Hồ sơ, tài liệu của Ban cán sự Đảng, của tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên
Theo đó, hồ sơ và tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phần thành 27 nhóm hồ sơ và tài liệu theo quy định nêu trên.
Thời gian bảo quản hồ sơ và tài liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xác định như nào?
Theo Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Xác định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
1. Mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ, tài liệu không được thấp hơn mức quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp phát sinh những hồ sơ, tài liệu mới chưa có trong Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu này, các đơn vị căn cứ mức thời hạn bảo quản của các nhóm hồ sơ, tài liệu tương ứng trong Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu tại Thông tư này để xác định.
3. Khi lựa chọn tài liệu giao nộp vào Lưu trữ lịch sử, phải xem xét mức độ đầy đủ của khối (phông) tài liệu, đồng thời lưu ý đến những giai đoạn, thời điểm lịch sử để có thể nâng mức thời hạn bảo quản của hồ sơ, tài liệu lên cao hơn so với mức quy định.
Theo đó, mức thời gian bảo quản cho mỗi hồ sơ và tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xác định theo từng loại hồ sơ và tài liệu cụ thể.
Bạn tham khảo tại Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong thời gian hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-NHNN.
Hồ sơ và tài liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được bảo quản dưới mấy hình thức?
Theo Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Sử dụng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
1. Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu được dùng để xác định thời hạn bảo quản cho các hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
2. Bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo hai mức: Bảo quản vĩnh viễn và bảo quản có thời hạn, như sau:
a) Bảo quản vĩnh viễn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, sau đó được lựa chọn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử khi đến hạn theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
b) Bảo quản có thời hạn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, đến khi hết thời hạn bảo quản sẽ được thống kê trình Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan, đơn vị xem xét, đánh giá lại để quyết định tiếp tục giữ lại bảo quản (kéo dài thêm thời hạn bảo quản) hay loại ra để tiêu hủy. Việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị thực hiện theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về lưu trữ.
3. Những hồ sơ, tài liệu đang được bảo quản, lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan nhưng không có trong Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu tại Thông tư này thì tiếp tục bảo quản theo thời hạn đã xác định trước thời điểm ban hành Thông tư này cho đến khi Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan xem xét, đánh giá lại.
Theo đó, khoản 2 Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-NHNN quy định hồ sơ và tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được bảo quản dưới 02 hình thức, cụ thể:
+ Bảo quản vĩnh viễn: Những hồ sơ và tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, sau đó được lựa chọn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử khi đến hạn theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
+ Bảo quản có thời hạn: Những hồ sơ và tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, đến khi hết thời hạn bảo quản sẽ được thống kê trình Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan, đơn vị xem xét, đánh giá lại để quyết định tiếp tục giữ lại bảo quản (kéo dài thêm thời hạn bảo quản) hay loại ra để tiêu hủy. Việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị thực hiện theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về lưu trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?