Hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế bao gồm những tài liệu gì? Chủ thể nào có quyền quyết định ký điều ước quốc tế?
Tờ trình đề xuất ký điều ước quốc tế bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 16 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về nội dung tờ trình đề xuất ký điều ước quốc tế như sau:
Nội dung tờ trình đề xuất ký điều ước quốc tế
1. Sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đề xuất ký điều ước quốc tế.
2. Nội dung chính của điều ước quốc tế.
3. Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký, người đại diện ký, ngôn ngữ, hiệu lực, hình thức hiệu lực, thời hạn hiệu lực và việc áp dụng tạm thời điều ước quốc tế.
4. Quyền và nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này.
6. Kiến nghị bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên.
7. Đánh giá về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế hoặc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.
8. Những vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan đề xuất với cơ quan, tổ chức có liên quan, giữa bên Việt Nam với bên ký kết nước ngoài và kiến nghị biện pháp xử lý.
Theo quy định trên, tờ trình đề xuất ký điều ước quốc tế bao gồm những nội dung được quy định tại Điều 16 nêu trên.
Trong đó có sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đề xuất ký điều ước quốc tế, nội dung chính của điều ước và quyền và nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ký điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế bao gồm những tài liệu gì?
Căn cứ Điều 17 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế như sau:
Hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế
1. Tờ trình của cơ quan trình theo nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này.
2. Ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế.
3. Báo cáo đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế.
4. Báo cáo đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tế trong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Báo cáo đánh giá sự phù hợp giữa quy định của điều ước quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Văn bản điều ước quốc tế.
Theo đó, hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế bao gồm những tài liệu được quy định tại Điều 17 nêu trên.
Chủ thể nào có quyền quyết định ký điều ước quốc tế?
Căn cứ Điều 15 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền , nội dung quyết định ký điều ước quốc tế như sau:
Thẩm quyền, nội dung quyết định ký điều ước quốc tế
1. Chủ tịch nước quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
2. Chính phủ quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
3. Việc quyết định ký điều ước quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên gọi, hình thức và danh nghĩa ký điều ước quốc tế;
b) Người đại diện, thẩm quyền của người đại diện trong việc ký điều ước quốc tế;
c) Bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên;
d) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế. Quy định này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế phải được phê chuẩn hoặc phê duyệt quy định tại Điều 28 và Điều 37 của Luật này.
Như vậy, Chủ tịch nước quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước và Chính phủ quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Và việc quyết định ký điều ước quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản bao gồm các nội dung được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 15 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?