Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại gồm những gì?

Cho tôi hỏi: Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại gồm những gì? Câu hỏi của anh Nghĩa đến từ Lâm Đồng.

Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp
1. Căn cứ mức độ tổn hại và nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em, trong thời hạn 05 ngày làm việc, trừ trường hợp khẩn cấp, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp bao gồm:
a) Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em và đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
b) Báo cáo thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể tình hình trẻ em, biên bản cuộc họp xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này và các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
c) Dự thảo Quyết định phê duyệt và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nội dung sau:
a) Các dịch vụ, công việc cần thực hiện, thời điểm bắt đầu và dự kiến kết thúc;
b) Phân công trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cấp xã thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp;
c) Các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cần huy động cung cấp dịch vụ cụ thể;
d) Dự toán kinh phí cho từng dịch vụ, công việc.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc trừ trường hợp khẩn cấp.
5. Quyết định và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện và cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.

Như vậy theo quy định trên hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại gồm có:

- Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em và đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Báo cáo thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể tình hình trẻ em, biên bản cuộc họp xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 56/2017/NĐ-CP và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

- Dự thảo Quyết định phê duyệt và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP.

Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại gồm những gì?

Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại gồm những gì? (Hình từ Internet)

Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại như sau:

- Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trực tiếp thực hiện một số hoạt động hỗ trợ, can thiệp và chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cụ thể như sau:

+ Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các dịch vụ, hoạt động hỗ trợ, can thiệp; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thay đổi của cá nhân trẻ em và mức độ an toàn của môi trường trẻ em đang sinh sống.

+ Kết nối dịch vụ, hoạt động trên địa bàn xã hoặc yêu cầu sự hỗ trợ của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trẻ em các cấp, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ngoài địa bàn.

+ Vận động cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia hỗ trợ.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý, cơ quan công an, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em tham gia thực hiện, hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch.

- Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em có trách nhiệm giới thiệu, kết nối các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp cần thiết trong trường hợp cấp tỉnh không có dịch vụ hoặc theo đề nghị của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.

Rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ trẻ em bị xâm hại như thế nào?

Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại như sau:

- Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tham gia thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch cụ thể như sau:

+ Đánh giá tình trạng trẻ em và mức độ an toàn của môi trường trẻ em đang sinh sống sau khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp.

+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã việc kết thúc kế hoạch hỗ trợ, can thiệp nếu trẻ em không còn nguy cơ bị xâm hại và các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức, tình cảm của trẻ em ổn định.

+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp tục quy trình xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp nếu trẻ em vẫn có nguy cơ bị xâm hại hoặc các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ em chưa ổn định.

- Rà soát, đánh giá tình trạng của trẻ em sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP.

- Hồ sơ kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã và nhập vào cơ sở dữ liệu trẻ em quốc gia.

Bảo vệ trẻ em Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bảo vệ trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã
Pháp luật
Giáo viên có trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng không? Trẻ em có quyền gì khi tham gia trên không gian mạng?
Pháp luật
Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là trách nhiệm của ai? Các yêu cầu bảo vệ trẻ em trên không gian mạng như thế nào?
Pháp luật
Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo bao nhiêu cấp độ? Các biện pháp bảo vệ trẻ em theo từng cấp độ là gì?
Pháp luật
Gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em thì có bị thu phí viễn thông và phí tư vấn không?
Pháp luật
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã khi làm báo cáo thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ trẻ em bị xâm hại có phải lấy ý kiến của của trẻ em hay không?
Pháp luật
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã phải xây dựng và trình kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại trong vòng bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Trẻ em có được quyền yêu cầu cá nhân trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của mình hay không?
Pháp luật
Cuộc họp để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có phải lập biên bản không?
Pháp luật
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã sẽ dựa vào cơ sở nào để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị bỏ rơi?
Pháp luật
Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ trẻ em
1,302 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào