Cuộc họp để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có phải lập biên bản không?
Khi có thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại thì phải thông báo ngay đến những cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 56/2017/NĐ-CP thì các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay cho những cơ quan sau:
- Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em; hoặc
- Cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp; hoặc
- Cơ quan công an các cấp; hoặc
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc.
Lưu ý: các đối tượng nêu trên có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
Cuộc họp để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có phải lập biên bản họp hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cụ thể như sau:
Xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Sau khi đánh giá ban đầu về nguy cơ và mức độ tổn hại của trẻ em, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã thực hiện hoặc yêu cầu Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hỗ trợ thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm:
…
g) Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em được hỗ trợ, can thiệp;
h) Ý kiến, nguyện vọng của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trừ trường hợp cha, mẹ, người chăm sóc là người gây tổn hại cho trẻ em.
2. Trường hợp trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện địa bàn dân cư nơi trẻ em cư trú, sinh sống hoặc nơi xảy ra vụ việc, cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em theo quy định tại các Điều 47, 48, 49, 50 Luật trẻ em.
Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp như sau:
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp
1. Căn cứ mức độ tổn hại và nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em, trong thời hạn 05 ngày làm việc, trừ trường hợp khẩn cấp, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp bao gồm:
a) Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em và đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
b) Báo cáo thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể tình hình trẻ em, biên bản cuộc họp xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này và các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
Như vậy, có thể thấy rằng trong hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp bắt buộc phải có biên bản cuộc họp xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em.
Do đó, đối với trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện địa bàn dân cư nơi trẻ em cư trú, sinh sống hoặc nơi xảy ra vụ việc, cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em thì phải lập biên bản cuộc họp để có căn cứ, cơ sở hoàn thiện hồ sơ.
Cuộc họp để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có phải lập biên bản họp hay không? (Hình từ Internet)
Nguồn tài chính thực hiện bảo vệ trẻ em bao gồm những nguồn nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Trẻ em 2016 thì nguồn tài chính thực hiện bảo vệ trẻ em bao gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Ủng hộ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong nước, nước ngoài;
- Nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ;
- Viện trợ quốc tế và các nguồn thu hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?