Hồ sơ thiết kế kỹ thuật mạng nội bộ của đơn vị tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những gì? Thời hạn phê duyệt hồ sơ là khi nào?
- Hệ thống mạng nội bộ tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Để làm cơ sở thuê đơn vị tư vấn, thi công thực hiện, bộ phận nào có trách nhiệm xây dựng yêu cầu kỹ thuật mạng nội bộ tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật mạng nội bộ của các đơn vị tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những gì? Thời hạn phê duyệt hồ sơ là bao lâu?
Hệ thống mạng nội bộ tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Theo điểm a, điểm l khoản 1 Điều 2 Quy chế quản lý, triển khai, vận hành và khai thác hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 3735/QĐ-BHXH năm 2022 giải thích thì LAN (Local Area Network) là Hệ thống mạng nội bộ được thiết kế để kết nối các máy tính, mạng không dây trong một phạm vi nhỏ.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy chế quản lý, triển khai, vận hành và khai thác hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 3735/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:
Hệ thống mạng nội bộ
1. Hệ thống mạng LAN tại BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, BHXH huyện phải đảm bảo hiệu năng cho các ứng dụng, khả năng sẵn sàng và có các giải pháp để đảm bảo an toàn hệ thống.
2. Hệ thống mạng LAN phải bảo đảm:
a) Diện tích chỗ làm việc từ 7-10m2 có tối thiểu một nút mạng (≥ 1Gbps) cho một người dùng, mỗi phòng làm việc có tối thiểu 01 nút mạng cho máy in. Số lượng nút mạng (không kể số nút mạng cho máy in và các thiết bị mạng khác) trong mỗi phòng bảo đảm dự phòng 10% tổng số người dùng (tối thiểu 01 nút mạng dự phòng) tại thời điểm thiết kế. Các nút mạng phải được lọc qua mô đun chống sét lan truyền theo tiêu chuẩn.
b) Hệ thống mạng hoạt động liên tục, nhanh, ổn định và an toàn, đáp ứng được yêu cầu về thông lượng cho các ứng dụng nghiệp vụ, hệ thống.
c) Có các giải pháp kiểm soát việc truy cập mạng bảo đảm các quy định về ATTT.
d) Tuân thủ các tiêu chuẩn về bấm dây, dán nhãn, chuẩn cáp mạng, cách thức đi dây, đấu nối, phân bổ nút mạng. Dây mạng, dây điện không chồng chéo lên nhau, và phải được bảo vệ khỏi sự phá hoại hoặc can thiệp trái phép. Hạn chế đi dây mạng xuyên qua những khu vực công cộng.
đ) Việc thiết kế lắp đặt phải bảo đảm tính thẩm mỹ, kinh tế, khả năng mở rộng, thuận tiện trong quản lý, sử dụng và khắc phục sự cố.
...
Theo quy định trên, hệ thống mạng nội bộ hay còn gọi là hệ thống mạng LAN tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đảm bảo hiệu năng cho các ứng dụng, khả năng sẵn sàng và có các giải pháp để đảm bảo an toàn hệ thống.
Hệ thống mạng LAN phải bảo đảm:
- Diện tích chỗ làm việc từ 7-10m2 có tối thiểu một nút mạng (≥ 1Gbps) cho một người dùng, mỗi phòng làm việc có tối thiểu 01 nút mạng cho máy in.
Số lượng nút mạng (không kể số nút mạng cho máy in và các thiết bị mạng khác) trong mỗi phòng bảo đảm dự phòng 10% tổng số người dùng (tối thiểu 01 nút mạng dự phòng) tại thời điểm thiết kế. Các nút mạng phải được lọc qua mô đun chống sét lan truyền theo tiêu chuẩn.
- Hệ thống mạng hoạt động liên tục, nhanh, ổn định và an toàn, đáp ứng được yêu cầu về thông lượng cho các ứng dụng nghiệp vụ, hệ thống.
- Có các giải pháp kiểm soát việc truy cập mạng bảo đảm các quy định về an toàn thông tin.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn về bấm dây, dán nhãn, chuẩn cáp mạng, cách thức đi dây, đấu nối, phân bổ nút mạng. Dây mạng, dây điện không chồng chéo lên nhau, và phải được bảo vệ khỏi sự phá hoại hoặc can thiệp trái phép. Hạn chế đi dây mạng xuyên qua những khu vực công cộng.
- Việc thiết kế lắp đặt phải bảo đảm tính thẩm mỹ, kinh tế, khả năng mở rộng, thuận tiện trong quản lý, sử dụng và khắc phục sự cố.
Hệ thống mạng nội bộ tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Để làm cơ sở thuê đơn vị tư vấn, thi công thực hiện, bộ phận nào có trách nhiệm xây dựng yêu cầu kỹ thuật mạng nội bộ tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 6 Quy chế quản lý, triển khai, vận hành và khai thác hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 3735/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:
Hệ thống mạng nội bộ
...
3. Hệ thống tủ mạng, dây mạng phải được định kỳ bảo trì, tối thiểu một lần trong 6 tháng.
4. Khi lập dự toán xây dựng trụ sở mới của các đơn vị phải bao gồm kinh phí cho việc thiết kế, thi công mạng LAN.
5. Bộ phận CNTT có trách nhiệm xây dựng yêu cầu kỹ thuật mạng LAN làm cơ sở thuê đơn vị tư vấn, thi công thực hiện.
...
Như vậy, bộ phận Công nghệ thông tin có trách nhiệm xây dựng yêu cầu kỹ thuật mạng nội bộ (LAN) tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm cơ sở thuê đơn vị tư vấn, thi công thực hiện.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật mạng nội bộ của các đơn vị tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những gì? Thời hạn phê duyệt hồ sơ là bao lâu?
Theo khoản 6, khoản 8 Điều 6 Quy chế quản lý, triển khai, vận hành và khai thác hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 3735/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:
Hệ thống mạng nội bộ
...
6. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật mạng của các đơn vị phải bao gồm: tài liệu khảo sát và phân tích hiện trạng, tài liệu thiết kế chi tiết. Nội dung tài liệu thiết kế chi tiết gồm: mô tả cách thiết kế; dự trù vật tư thiết bị; bản vẽ sơ đồ thiết kế; danh sách nút mạng phân bổ theo phòng; hồ sơ chi tiết của các nút mạng; mô tả phương án thi công.
7. Hồ sơ thiết kế mạng LAN của các đơn vị phải được phê duyệt của cấp có thẩm quyền sau khi có kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật của Trung tâm CNTT.
8. Thời hạn phê duyệt hồ sơ thiết kế mạng LAN của các đơn vị là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ Hồ sơ thiết kế mạng.
9. Bộ phận CNTT có trách nhiệm phối hợp giám sát việc thi công và nghiệm thu kỹ thuật mạng LAN bảo đảm tuân thủ thiết kế đã được phê duyệt.
10. Bộ phận CNTT có trách nhiệm lưu trữ 01 bộ hồ sơ thiết kế mạng, hồ sơ hoàn công, nghiệm thu mạng LAN.
Theo quy định trên, hồ sơ thiết kế kỹ thuật mạng nội bộ của các đơn vị tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải bao gồm:
- Tài liệu khảo sát và phân tích hiện trạng;
- Tài liệu thiết kế chi tiết. Nội dung tài liệu thiết kế chi tiết gồm:
+ Mô tả cách thiết kế;
+ Dự trù vật tư thiết bị;
+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế;
+ Danh sách nút mạng phân bổ theo phòng;
+ Hồ sơ chi tiết của các nút mạng;
+ Mô tả phương án thi công.
Thời hạn phê duyệt hồ sơ thiết kế mạng nội bộ của các đơn vị tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ Hồ sơ thiết kế mạng.
Bộ phận Công nghệ thông tin có trách nhiệm lưu trữ 01 bộ hồ sơ thiết kế mạng, hồ sơ hoàn công, nghiệm thu mạng LAN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?