Hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập gồm những gì? Và được lưu trữ trong bao lâu?
- Hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập gồm những gì?
- Hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập phải được bảo quản tại thư viện trong bao nhiêu lâu?
- Tài nguyên thông tin sau thanh lọc của thư viện công lập được xử lý như thế nào?
- Việc chỉnh lý sổ đăng ký cá biệt, hệ thống tra cứu thông tin của thư viện công lập được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Lưu giữ và bảo quản hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin
...
2. Hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị thanh lọc tài nguyên thông tin quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này;
b) Danh mục tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư này;
c) Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc;
d) Biên bản thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc của Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc;
đ) Quyết định phê duyệt Danh mục và hình thức xử lý tài nguyên thông tin được phép thanh lọc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập gồm:
- Hồ sơ đề nghị thanh lọc tài nguyên thông tin quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL;
- Danh mục tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL.
- Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc;
- Biên bản thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc của Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc;
- Quyết định phê duyệt Danh mục và hình thức xử lý tài nguyên thông tin được phép thanh lọc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thanh lọc tài nguyên thông tin (Hình từ Internet)
Hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập phải được bảo quản tại thư viện trong bao nhiêu lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Lưu giữ và bảo quản hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin
1. Hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin phải được bảo quản tại thư viện trong thời hạn ít nhất 05 năm, kể từ ngày thực hiện việc thanh lọc.
...
Theo đó, hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin phải được bảo quản tại thư viện trong thời hạn ít nhất 05 năm, kể từ ngày thực hiện việc thanh lọc.
Tài nguyên thông tin sau thanh lọc của thư viện công lập được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Xử lý tài nguyên thông tin sau thanh lọc
1. Tài nguyên thông tin sau thanh lọc theo tiêu chí quy định tại các Điều 19, 20, 21 và 22 được xử lý dưới hình thức sau:
a) Chuyển đổi mục đích sử dụng;
b) Thực hiện thanh lý.
2. Thư viện có tài nguyên thông tin thanh lọc phải công bố danh mục tài nguyên thông tin thanh lọc tại trụ sở thư viện và trên trang thông tin điện tử của thư viện (nếu có) trong thời hạn 15 ngày.
3. Hết thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều này, thư viện thực hiện việc xử lý tài nguyên thông tin thanh lọc theo quyết định của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện.
Theo đó, tài nguyên thông tin sau thanh lọc của thư viện công lập được xử lý dưới như mỗi hình thức sau:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng;
- Thực hiện thanh lý.
Bên cạnh đó, thư viện có tài nguyên thông tin thanh lọc phải công bố danh mục tài nguyên thông tin thanh lọc tại trụ sở thư viện và trên trang thông tin điện tử của thư viện (nếu có) trong thời hạn 15 ngày.
Và hết thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều này, thư viện thực hiện việc xử lý tài nguyên thông tin thanh lọc theo quyết định của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện.
Việc chỉnh lý sổ đăng ký cá biệt, hệ thống tra cứu thông tin của thư viện công lập được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 28 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Chỉnh lý sổ đăng ký cá biệt, hệ thống tra cứu thông tin
Việc chỉnh lý sổ đăng ký cá biệt, hệ thống tra cứu thông tin của thư viện được thực hiện như sau:
1. Đối với tài liệu in được thanh lọc có trên 01 bản: điền cụm từ “đã thanh lọc” vào cột ghi chú của sổ đăng ký cá biệt, ở dòng tương thích với số đăng ký cá biệt của tài nguyên thông tin được phép thanh lọc, các biểu ghi tương ứng của cơ sở dữ liệu và ghi số quyết định thanh lọc của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với tài liệu in được thanh lọc chỉ có một bản duy nhất: xóa số đăng ký cá biệt trên phiếu mô tả hoặc rút phiếu mô tả tài nguyên thông tin đó ra khỏi hệ thống mục lục và cơ sở dữ liệu của thư viện (nếu có)
2. Đối với tài liệu số: xóa tài liệu khỏi cơ sở dữ liệu có chứa tài liệu số.
Như vậy, việc chỉnh lý sổ đăng ký cá biệt, hệ thống tra cứu thông tin của thư viện công lập được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình gặp mặt đầu xuân 2025? Kịch bản chương trình gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long chính thức? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long?
- Pháo hoa nổ chỉ được cung cấp cho các cơ quan, tổ chức trong trường hợp nào? Sử dụng pháo hoa nổ phải bảo đảm yêu cầu nào?
- Thơ chúc Tết Ất Tỵ hay ý nghĩa? Tết Ất Tỵ: Hướng dẫn treo cờ Tổ quốc tại nhà theo đúng quy định?
- Hái lộc đầu xuân là gì? Hái lộc đầu năm có ý nghĩa gì? Tổ chức các Lễ hội truyền thống dịp Tết dựa trên nguyên tắc gì?