Hồ sơ thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú có bao gồm đề án thành lập trường không? Đề án thành lập trường phải xác định rõ những vấn đề gì?
Hồ sơ thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú có bao gồm đề án thành lập trường không?
Hồ sơ thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại khoản 2 Điều 73 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Đề án thành lập trường quy định tại Điều 72 của Nghị định này.
3. Trình tự thực hiện:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú thành lập mới), nhà trường (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập trên cơ sở trường phổ thông) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập trường theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp huyện tổ chức thẩm định theo nội dung của đề án thành lập trường trong thời hạn 15 ngày làm việc; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú.
...
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú bao gồm đề án thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú.
Bên cạnh đó, cần có thêm tờ trình đề nghị thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú.
Lưu ý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú.
Hồ sơ thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú có bao gồm đề án thành lập trường không? (hình từ internet)
Đề án thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú phải xác định rõ những vấn đề gì?
Đề án thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại Điều 72 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú
1. Có đề án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng xây dựng và phát triển trường. Trong phương hướng xây dựng và phát triển trường cần bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, đề án thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú phải xác định rõ:
- Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục;
- Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính;
- Phương hướng xây dựng và phát triển trường. Trong phương hướng xây dựng và phát triển trường cần bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều kiện để trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục là gì?
Căn cứ theo Điều 74 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì điều kiện để trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục được quy định như sau:
(1) Có quyết định thành lập trường của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(2) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Nghị định này và có thêm các điều kiện sau đây:
- Cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày;
- Có các công trình phục vụ cho quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú: Phòng trực nội trú, nhà ở nội trú; nhà bếp, nhà ăn, nhà tắm; công trình vệ sinh, nước sạch và các trang thiết bị kèm theo công trình;
- Các dụng cụ, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí cho học sinh bán trú.
(3) Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục an toàn và thuận lợi cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.
(4) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học tương ứng.
(5) Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú.
(6) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú.
(7) Có quy định về tổ chức hoạt động bán trú của trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?