Hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát có bao gồm hồ sơ thanh quyết toán không? Hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát được tổ chức lưu trữ theo quy định như thế nào?
Hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát có bao gồm hồ sơ thanh quyết toán không?
Theo khoản 1 Điều 1 Quy định chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 190/QĐ-VKSTC năm 2016 giải thích hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát là tập hợp thông tin, tài liệu phản ánh về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và các hoạt động khác thuộc chức trách, nhiệm vụ của Ngành, được lập, đăng ký, quản lý, sắp xếp theo quy định thống nhất của ngành Kiểm sát nhân dân.
Căn cứ theo khoản 18 Điều 3 Quy định chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 190/QĐ-VKSTC năm 2016 về các loại hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát như sau:
Các loại hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát
1. Hồ sơ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố: Tích lũy tài liệu trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Ký hiệu: TB.
2. Hồ sơ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố án hình sự: Tích lũy tài liệu trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố mỗi vụ án hình sự. Ký hiệu: HS.
3. Hồ sơ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự: Tích lũy tài liệu trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mỗi vụ án hình sự. Ký hiệu: XS đối với xét xử sơ thẩm; XP đối với xét xử phúc thẩm; XG đối với xét xử giám đốc thẩm, XT đối với xét xử tái thẩm.
4. Hồ sơ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam: Tích lũy tài liệu trong quá trình kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam. Ký hiệu: TG.
5. Hồ sơ kiểm sát thi hành án hình sự: Tích lũy tài liệu trong quá trình kiểm sát thi hành án hình sự. Ký hiệu: TH.
6. Hồ sơ kiểm sát đặc xá: Tích lũy tài liệu trong quá trình kiểm sát đặc xá. Ký hiệu: ĐX
7. Hồ sơ kiểm sát thi hành án dân sự: Tích lũy tài liệu trong quá trình kiểm sát thi hành án dân sự. Ký hiệu: TD.
8. Hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình: Tích lũy tài liệu trong quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình. Ký hiệu: DS đối với giai đoạn sơ thẩm; DP đối với giai đoạn phúc thẩm; DG đối với giai đoạn giám đốc thẩm; DT đối với giai đoạn tái thẩm.
9. Hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật: Tích lũy tài liệu trong quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Ký hiệu: HC đối với án hành chính; HM đối với án thương mại; HL đối với án lao động; HK đối với việc khác theo quy định của pháp luật; HX đối với việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
18. Hồ sơ thanh quyết toán: Tích lũy tài liệu trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước của Ngành hoặc một cấp kiểm sát. Ký hiệu: QT.
...
Theo đó, hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát gồm các loại được quy định cụ thể trên. Trong đó, có bao gồm hồ sơ thanh quyết toán.
Hồ sơ thanh quyết toán: Tích lũy tài liệu trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước của Ngành hoặc một cấp kiểm sát. Ký hiệu: QT.
Hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát (Hình từ Internet)
Công chức được thủ trưởng các đơn vị giao nhiệm vụ lập hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát có những trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy định chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 190/QĐ-VKSTC năm 2016 về lập hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát như sau:
Lập hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát
1. Thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và các quy định về công tác nghiệp vụ để quyết định việc lập các loại hồ sơ tại Điều 3 của Chế độ công tác này.
2. Công chức, viên chức được thủ trưởng các đơn vị giao nhiệm vụ lập các loại hồ sơ tại Điều 3 có trách nhiệm:
a) Thu thập tài liệu để làm căn cứ lập hồ sơ;
b) Soạn thảo và trình ký quyết định lập hồ sơ;
c) Ghi trích yếu trên bìa hồ sơ (tên vụ án, vụ việc, thời gian xảy ra ...);
3. Hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát được lập thống nhất, khoa học và phản ánh đầy đủ, chính xác các thông tin hoạt động nghiệp vụ kiểm sát.
Theo đó, công chức được thủ trưởng các đơn vị giao nhiệm vụ lập các loại hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát có trách nhiệm:
- Thu thập tài liệu để làm căn cứ lập hồ sơ;
- Soạn thảo và trình ký quyết định lập hồ sơ;
- Ghi trích yếu trên bìa hồ sơ (tên vụ án, vụ việc, thời gian xảy ra ...).
Hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát được lập thống nhất, khoa học và phản ánh đầy đủ, chính xác các thông tin hoạt động nghiệp vụ kiểm sát.
Hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát được tổ chức lưu trữ theo quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Quy định chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 190/QĐ-VKSTC năm 2016 như sau:
Lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát
Hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát được tổ chức lưu trữ theo phông, khối và loại hồ sơ.
Theo đó, hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát được tổ chức lưu trữ theo phông, khối và loại hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Tải bảng tổng hợp sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất? Quy định về chi phí xây dựng khi xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng?
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?