Hồ sơ nâng lương của cán bộ công chức viên chức của Ngân hàng Nhà nước được bảo quản bao nhiêu năm?
- Mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ nâng lương của cán bộ công chức viên chức của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Hồ sơ nâng lương của cán bộ công chức viên chức của Ngân hàng Nhà nước được bảo quản bao nhiêu năm?
- Bảo quản hồ sơ hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo bao nhiêu mức?
Mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ nâng lương của cán bộ công chức viên chức của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ nâng lương của cán bộ công chức viên chức của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-NHNN như sau:
Xác định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
1. Mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ, tài liệu không được thấp hơn mức quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp phát sinh những hồ sơ, tài liệu mới chưa có trong Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu này, các đơn vị căn cứ mức thời hạn bảo quản của các nhóm hồ sơ, tài liệu tương ứng trong Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu tại Thông tư này để xác định.
3. Khi lựa chọn tài liệu giao nộp vào Lưu trữ lịch sử, phải xem xét mức độ đầy đủ của khối (phông) tài liệu, đồng thời lưu ý đến những giai đoạn, thời điểm lịch sử để có thể nâng mức thời hạn bảo quản của hồ sơ, tài liệu lên cao hơn so với mức quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ nâng lương của cán bộ công chức viên chức của Ngân hàng Nhà nước không được thấp hơn mức quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hồ sơ nâng lương của cán bộ công chức viên chức của Ngân hàng Nhà nước được bảo quản bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Hồ sơ nâng lương của cán bộ công chức viên chức của Ngân hàng Nhà nước được bảo quản bao nhiêu năm?
Hồ sơ nâng lương của cán bộ công chức viên chức của Ngân hàng Nhà nước được bảo quản bao nhiêu năm thì theo quy định tại tiết 47 tiểu mục 2.2 Mục 2 Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-NHNN như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ nâng lương của cán bộ công chức viên chức của Ngân hàng Nhà nước được bảo quản 20 năm.
Bảo quản hồ sơ hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo bao nhiêu mức?
Bảo quản hồ sơ hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo bao nhiêu mức thì theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-NHNN như sau:
Sử dụng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
1. Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu được dùng để xác định thời hạn bảo quản cho các hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
2. Bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo hai mức: Bảo quản vĩnh viễn và bảo quản có thời hạn, như sau:
a) Bảo quản vĩnh viễn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, sau đó được lựa chọn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử khi đến hạn theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
b) Bảo quản có thời hạn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, đến khi hết thời hạn bảo quản sẽ được thống kê trình Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan, đơn vị xem xét, đánh giá lại để quyết định tiếp tục giữ lại bảo quản (kéo dài thêm thời hạn bảo quản) hay loại ra để tiêu hủy. Việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị thực hiện theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về lưu trữ.
3. Những hồ sơ, tài liệu đang được bảo quản, lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan nhưng không có trong Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu tại Thông tư này thì tiếp tục bảo quản theo thời hạn đã xác định trước thời điểm ban hành Thông tư này cho đến khi Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan xem xét, đánh giá lại.
Như vậy, theo quy định trên thì bảo quản hồ sơ hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo hai mức: Bảo quản vĩnh viễn và bảo quản có thời hạn, như sau:
- Bảo quản vĩnh viễn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, sau đó được lựa chọn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử khi đến hạn theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
- Bảo quản có thời hạn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, đến khi hết thời hạn bảo quản sẽ được thống kê trình Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan, đơn vị xem xét, đánh giá lại để quyết định tiếp tục giữ lại bảo quản (kéo dài thêm thời hạn bảo quản) hay loại ra để tiêu hủy. Việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị thực hiện theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về lưu trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?