Hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những gì?
- Hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những gì?
- Khi kết thúc thời hạn luân chuyển, công chức lãnh đạo phải báo cáo cơ quan quyết định luân chuyển mình những nội dung nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm sắp xếp, bố trí công tác đối với công chức lãnh đạo sau luân chuyển?
Hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những gì?
Hồ sơ luân chuyển công chức được quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế luân chuyển công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức ban hành kèm theo Quyết định 2338/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 như sau:
Trình tự, thủ tục, hồ sơ
...
Tùy trường hợp cụ thể, Lãnh đạo Bộ có thể trực tiếp hoặc giao, ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm gặp gỡ công chức, viên chức dự kiến luân chuyển; làm việc với lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi công chức, viên chức đi và đến để thực hiện kế hoạch luân chuyển.
Bộ ban hành quyết định luân chuyển.
3. Hồ sơ luân chuyển
a) Tờ trình kèm theo biên bản họp cấp ủy, lãnh đạo của đơn vị;
b) Nhận xét đối với công chức, viên chức luân chuyển của lãnh đạo, cấp ủy nơi công chức, viên chức công tác;
c) Ý kiến bằng văn bản của nơi luân chuyển đến;
d) Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C/2008/BNV của Bộ Nội vụ; bản sao các văn bằng, chứng chỉ; kê khai tài sản, thu nhập; ý kiến nhận xét của cấp ủy đảng nơi cư trú; quyết định quy hoạch (bản photo).
4. Luân chuyển kết hợp bổ nhiệm
Trong trường hợp thực hiện việc luân chuyển công chức, viên chức có kết hợp bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì phải tiến hành quy trình, thủ tục bổ nhiệm theo quy định.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm:
(1) Tờ trình kèm theo biên bản họp cấp ủy, lãnh đạo của đơn vị;
(2) Nhận xét đối với công chức luân chuyển của lãnh đạo, cấp ủy nơi công chức công tác;
(3) Ý kiến bằng văn bản của nơi luân chuyển đến;
(4) Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C/2008/BNV của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV: TẢI VỀ
Bản sao các văn bằng, chứng chỉ; kê khai tài sản, thu nhập; ý kiến nhận xét của cấp ủy đảng nơi cư trú; quyết định quy hoạch (bản photo).
Hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những gì? (Hình từ Internet)
Khi kết thúc thời hạn luân chuyển, công chức lãnh đạo phải báo cáo cơ quan quyết định luân chuyển mình những nội dung nào?
Việc quản lý công chức luân chuyển được quy định tại Điều 8 Quy chế luân chuyển công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức ban hành kèm theo Quyết định 2338/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 như sau:
Quản lý công chức, viên chức luân chuyển
1. Chậm nhất 31/12 hằng năm và khi kết thúc thời hạn luân chuyển, công chức, viên chức được luân chuyển phải gửi báo cáo cấp thẩm quyền đã ban hành quyết định luân chuyển mình bản tự nhận xét, đánh giá, phân loại công chức hằng năm có ý kiến nhận xét của lãnh đạo, cấp ủy đảng đơn vị, nơi được cử đến luân chuyển.
2. Bộ phận tổ chức cán bộ tổng hợp nhận xét, đánh giá, phân loại công chức, viên chức luân chuyển báo cáo lãnh đạo, cấp ủy nơi cử công chức, viên chức luân chuyển.
3. Khi kết thúc thời hạn luân chuyển, cơ quan, đơn vị ban hành quyết định luân chuyển có trách nhiệm sắp xếp, bố trí công tác đối với công chức, viên chức trên cơ sở kế hoạch luân chuyển đã được phê duyệt và kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức trong thời gian luân chuyển.
Như vậy, theo quy định, khi kết thúc thời hạn luân chuyển, công chức lãnh đạo phải gửi báo cáo cấp thẩm quyền đã ban hành quyết định luân chuyển mình bản tự nhận xét, đánh giá, phân loại công chức hằng năm có ý kiến nhận xét của lãnh đạo, cấp ủy đảng đơn vị, nơi được cử đến luân chuyển.
Cơ quan nào có trách nhiệm sắp xếp, bố trí công tác đối với công chức lãnh đạo sau luân chuyển?
Việc sắp xếp, bố trí công tác đối với công chức lãnh đạo sau luân chuyển được quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy chế luân chuyển công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức ban hành kèm theo Quyết định 2338/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 như sau:
Quản lý công chức, viên chức luân chuyển
1. Chậm nhất 31/12 hằng năm và khi kết thúc thời hạn luân chuyển, công chức, viên chức được luân chuyển phải gửi báo cáo cấp thẩm quyền đã ban hành quyết định luân chuyển mình bản tự nhận xét, đánh giá, phân loại công chức hằng năm có ý kiến nhận xét của lãnh đạo, cấp ủy đảng đơn vị, nơi được cử đến luân chuyển.
2. Bộ phận tổ chức cán bộ tổng hợp nhận xét, đánh giá, phân loại công chức, viên chức luân chuyển báo cáo lãnh đạo, cấp ủy nơi cử công chức, viên chức luân chuyển.
3. Khi kết thúc thời hạn luân chuyển, cơ quan, đơn vị ban hành quyết định luân chuyển có trách nhiệm sắp xếp, bố trí công tác đối với công chức, viên chức trên cơ sở kế hoạch luân chuyển đã được phê duyệt và kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức trong thời gian luân chuyển.
Như vậy, theo quy định, cơ quan, đơn vị ban hành quyết định luân chuyển có trách nhiệm sắp xếp, bố trí công tác đối với công chức lãnh đạo sau luân chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi hộ tịch là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi hộ tịch? Phạm vi thay đổi hộ tịch như thế nào?
- Trường hợp các công trình chính có cùng một cấp, người đề nghị thẩm định có được lựa chọn cơ quan trình thẩm định?
- Phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất là gì? Sử dụng mô hình BIM để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước như thế nào?
- Định hướng sắp xếp và hợp nhất 14 Bộ cơ quan ngang Bộ theo Kế hoạch 141? Ưu điểm và nhược điểm của định hướng?
- Người đề nghị thẩm định hoạt động xây dựng là ai? Trách nhiệm của người đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?