Hồ sơ lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước gồm những nội dung gì?
- Hồ sơ lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước gồm những nội dung gì?
- Nộp hồ sơ lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thông qua hình thức nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm thông báo kết quả đánh giá đến các tổ chức tư vấn pháp luật đã nộp hồ sơ?
Hồ sơ lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 08/2017/TT-BTP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định về hồ sơ lựa chọn tổ chức như sau:
Hồ sơ lựa chọn tổ chức
1. Hồ sơ lựa chọn tổ chức gồm:
a) Giấy đề nghị tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý và giới thiệu về tổ chức, hoạt động của tổ chức tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, nêu rõ số luật sư, số tư vấn viên pháp luật làm việc tại tổ chức; vụ việc tham gia tố tụng; kinh nghiệm tham gia trợ giúp pháp lý (nếu có);
b) Bản sao Giấy đăng ký hoạt động;
c) Các tài liệu khác theo thông báo lựa chọn tổ chức (nếu có).
2. Tổ chức chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đã cung cấp.
3. Tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, thư điện tử 01 bộ hồ sơ về Sở Tư pháp. Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp thì ngày nộp là ngày ghi trên giấy biên nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày nộp được căn cứ theo ngày đến trên dấu của dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ được gửi qua thư điện tử thì thời điểm nộp hồ sơ là thời điểm hồ sơ đã gửi đến thư điện tử của Sở Tư pháp. Nếu thời điểm nộp hồ sơ qua thư điện tử ngoài giờ hành chính thì thời điểm nộp được tính là thời điểm bắt đầu từ ngày, giờ hành chính kế tiếp.
Như vậy, theo quy định, thành phần hồ sơ lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước bao gồm:
(1) Giấy đề nghị tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
Trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý 2017;
Giới thiệu về tổ chức, hoạt động của tổ chức tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, nêu rõ số luật sư, số tư vấn viên pháp luật làm việc tại tổ chức; vụ việc tham gia tố tụng; kinh nghiệm tham gia trợ giúp pháp lý (nếu có);
(2) Bản sao Giấy đăng ký hoạt động;
(3) Các tài liệu khác theo thông báo lựa chọn tổ chức (nếu có).
Hồ sơ lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Nộp hồ sơ lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thông qua hình thức nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Thông tư 08/2017/TT-BTP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định về hồ sơ lựa chọn tổ chức như sau:
Hồ sơ lựa chọn tổ chức
1. Hồ sơ lựa chọn tổ chức gồm:
a) Giấy đề nghị tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý và giới thiệu về tổ chức, hoạt động của tổ chức tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, nêu rõ số luật sư, số tư vấn viên pháp luật làm việc tại tổ chức; vụ việc tham gia tố tụng; kinh nghiệm tham gia trợ giúp pháp lý (nếu có);
b) Bản sao Giấy đăng ký hoạt động;
c) Các tài liệu khác theo thông báo lựa chọn tổ chức (nếu có).
2. Tổ chức chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đã cung cấp.
3. Tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, thư điện tử 01 bộ hồ sơ về Sở Tư pháp. Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp thì ngày nộp là ngày ghi trên giấy biên nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày nộp được căn cứ theo ngày đến trên dấu của dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ được gửi qua thư điện tử thì thời điểm nộp hồ sơ là thời điểm hồ sơ đã gửi đến thư điện tử của Sở Tư pháp. Nếu thời điểm nộp hồ sơ qua thư điện tử ngoài giờ hành chính thì thời điểm nộp được tính là thời điểm bắt đầu từ ngày, giờ hành chính kế tiếp.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tư vấn pháp luật có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, thư điện tử 01 bộ hồ sơ về Sở Tư pháp.
Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày nộp được căn cứ theo ngày đến trên dấu của dịch vụ bưu chính.
Trường hợp hồ sơ được gửi qua thư điện tử thì thời điểm nộp hồ sơ là thời điểm hồ sơ đã gửi đến thư điện tử của Sở Tư pháp.
Nếu thời điểm nộp hồ sơ qua thư điện tử ngoài giờ hành chính thì thời điểm nộp được tính là thời điểm bắt đầu từ ngày, giờ hành chính kế tiếp.
Cơ quan nào có trách nhiệm thông báo kết quả đánh giá đến các tổ chức tư vấn pháp luật đã nộp hồ sơ?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư 08/2017/TT-BTP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định về đánh giá hồ sơ lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức như sau:
Đánh giá hồ sơ lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức
1. Việc đánh giá hồ sơ được thực hiện tương tự theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư này. Tổ trưởng Tổ đánh giá tổ chức có trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo kết quả đánh giá đến các tổ chức đã nộp hồ sơ. Tổ chức phải có số điểm đánh giá cuối cùng từ 50 điểm trở lên và được lựa chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp đến đủ số lượng dự kiến lựa chọn. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Sở Tư pháp, Trường hợp có lý do chính đáng thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Quá thời hạn trên mà tổ chức được lựa chọn không ký hợp đồng thì Sở Tư pháp thông báo để ký hợp đồng với tổ chức có số điểm cao kế tiếp (nếu còn). Trường hợp tổ chức nộp hồ sơ qua thư điện tử thì khi đến ký hợp đồng với Sở Tư pháp, tổ chức phải nộp đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo kết quả đánh giá đến các tổ chức tư vấn pháp luật đã nộp hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản về việc kháng cáo vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc kháng cáo?
- Quy chế nội bộ về cho vay, quản lý nợ, xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm những nội dung nào?
- Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào?
- Cách thức giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì? Cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm những gì?
- Lỗi đi vào đường cấm ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền, trừ mấy điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168?