Hồ sơ kiểm sát việc xét kháng cáo quá hạn được lập gồm những tài liệu gì? Khi lập hồ sơ kiểm sát cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Hồ sơ kiểm sát việc xét kháng cáo quá hạn được lập gồm những tài liệu gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 như sau:
Lập hồ sơ kiểm sát việc xét kháng cáo quá hạn
1. Hồ sơ kiểm sát việc xét kháng cáo quá hạn gồm các tài liệu sau:
a) Đơn kháng cáo quá hạn; Bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn; Tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc kháng cáo quá hạn.
b) Các văn bản thông báo, quyết định Tòa án gửi cho Viện kiểm sát theo Điều 15 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016.
c) Các tài liệu về hoạt động nghiệp vụ của Viện kiểm sát, gồm:
c1) Quyết định phân công, thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn;
c2) Báo cáo đề xuất việc chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn; văn bản ghi ý kiến thẩm định, phê duyệt của các cấp lãnh đạo;
c3) Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên họp xét kháng cáo quá hạn;
c4) Báo cáo, thông báo kết quả phiên họp;
c5) Phiếu kiểm sát quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn (có thể đính kèm với văn bản được kiểm sát);
c6) Tài liệu khác có liên quan.
...
Theo quy định trên, hồ sơ kiểm sát việc xét kháng cáo quá hạn gồm các tài liệu sau:
- Đơn kháng cáo quá hạn;
- Bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn;
- Tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc kháng cáo quá hạn.
- Các văn bản thông báo, quyết định Tòa án gửi cho Viện kiểm sát.
- Các tài liệu về hoạt động nghiệp vụ của Viện kiểm sát, gồm:
+ Quyết định phân công, thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn;
+ Báo cáo đề xuất việc chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn; văn bản ghi ý kiến thẩm định, phê duyệt của các cấp lãnh đạo;
+ Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên họp xét kháng cáo quá hạn;
+ Báo cáo, thông báo kết quả phiên họp;
+ Phiếu kiểm sát quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn (có thể đính kèm với văn bản được kiểm sát);
+ Tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ kiểm sát việc xét kháng cáo quá hạn (Hình từ Internet)
Khi lập hồ sơ kiểm sát việc xét kháng cáo quá hạn cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, các quy định, hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát.
2. Bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác của ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Bảo đảm đầy đủ, khoa học, thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng.
4. Hồ sơ kiểm sát phải thể hiện đầy đủ, chính xác các thông tin về vụ việc dân sự, việc giải quyết của Tòa án và hoạt động của Viện kiểm sát.
Tài liệu do Tòa án gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật và tài liệu do Viện kiểm sát ban hành khi đưa vào hồ sơ kiểm sát phải là bản chính.
Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ kiểm sát phải được sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm; giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và được đánh số thứ tự từ dưới lên trên. Hồ sơ kiểm sát gồm nhiều tập thì giấy tờ, tài liệu trong mỗi tập cũng được sắp xếp theo quy định trên.
5. Không được làm thất lạc, mất, hư hỏng hồ sơ, tài liệu trong hồ sơ.
6. Nghiêm cấm việc làm sai lệch hồ sơ kiểm sát, sử dụng hồ sơ kiểm sát vào những việc Kiểm sát viên không được làm theo Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 hoặc vào các việc khác không đúng quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
Như vậy, khi lập hồ sơ kiểm sát việc xét kháng cáo quá hạn cần tuần theo những nguyên tắc được quy định chi tiết trên.
Việc sắp xếp lại tài liệu, đánh số thứ tự các tài liệu trong hồ sơ kiểm sát việc xét kháng cáo quá hạn trong thời gian nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 về quản lý hồ sơ kiểm sát tại đơn vị lập hồ sơ như sau:
Quản lý hồ sơ kiểm sát tại đơn vị lập hồ sơ
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Trưởng phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm nắm rõ tình hình, kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh hoạt động quản lý hồ sơ kiểm sát của công chức thuộc đơn vị mình.
2. Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, công chức quản lý hồ sơ rà soát, sắp xếp lại tài liệu, đánh số thứ tự các tài liệu trong hồ sơ theo quy định; lập danh mục tài liệu trong hồ sơ; ghi đầy đủ thông tin trên bìa hồ sơ và quản lý hồ sơ chặt chẽ trước khi hồ sơ được chuyển đến bộ phận lưu trữ.
...
Như vậy, chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm sát việc xét kháng cáo quá hạn, công chức quản lý hồ sơ rà soát, sắp xếp lại tài liệu, đánh số thứ tự các tài liệu trong hồ sơ theo quy định. Đồng thời, lập danh mục tài liệu trong hồ sơ; ghi đầy đủ thông tin trên bìa hồ sơ và quản lý hồ sơ chặt chẽ trước khi hồ sơ được chuyển đến bộ phận lưu trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?