Hồ sơ khi đi kiểm định xe ô tô được quy định như thế nào? Địa điểm thực hiện kiểm định xe ô tô là ở đâu?
Hồ sơ khi đi kiểm định xe ô tô được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định:
"Điều 6. Giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định
1. Lập Hồ sơ phương tiện
Việc lập Hồ sơ phương tiện được thực hiện khi xe cơ giới kiểm định lần đầu để tham gia giao thông (trường hợp kiểm định lần đầu để cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày thì không lập Hồ sơ phương tiện). Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và lập Hồ sơ phương tiện, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau:
a) Xuất trình: giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký;
b) Nộp bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý);
c) Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.
2. Kiểm định
Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:
a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera;
c) Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này."
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn cần đưa xe đi đăng kiểm lại thì hồ sơ đăng kiểm cần có các giấy tờ sau:
- Bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau:
+ Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ;
+ Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính;
+ Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe;
- Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực;
- Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang WEB quản lý thiết bị giám sát hành trình (nếu là xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển).
Kiểm định xe ô tô (Hình từ Internet)
Địa điểm thực hiện kiểm định xe ô tô là ở đâu?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định:
"Điều 5. Địa điểm thực hiện kiểm định
1. Việc lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định (kể cả khi bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện) đối với xe cơ giới được thực hiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trên cả nước.
2. Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định. Trường hợp xe cơ giới quá khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định thì được kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh trên đường thử ngoài dây chuyền. Đối với xe cơ giới hoạt động tại các vùng đảo không có đường bộ để di chuyển đến đơn vị đăng kiểm; xe cơ giới hoạt động tại các khu vực bảo đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng không đủ điều kiện đưa xe tới đơn vị đăng kiểm; xe cơ giới đang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách (phòng chống thiên tai, dịch bệnh) thì được kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này."
Như vậy, đối với xe cơ giới được thực hiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trên cả nước.
Các hành vi nào không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định:
"Điều 4. Hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới
1. Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định, kiểm định ngoài dây chuyền, ngoài đơn vị sai quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định.
2. Kiểm định khi thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; kiểm định khi thiết bị kiểm tra chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn.
3. Kiểm định khi không đảm bảo việc nối mạng để truyền dữ liệu, kết quả kiểm định; kiểm định khi hệ thống camera giám sát và lưu trữ hình ảnh dạng video không đảm bảo quy định.
4. Bố trí người thực hiện công việc kiểm định trên dây chuyền kiểm định không đủ, không đúng với quy định.
5. Yêu cầu chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định.
6. Thu tiền kiểm định, phí và lệ phí sai quy định; có hành vi tiêu cực, sách nhiễu.
7. Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
8. Lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định, sử dụng ấn chỉ kiểm định, in Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định không đúng quy định."
Theo đó, các hành vi trên là không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới.
Như vậy, trên đây là các quy định có lien quan đến kiểm định xe cơ giới gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?