Hồ sơ khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại gồm những gì?
- Hồ sơ khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại gồm những gì?
- Trình tự thực hiện thủ tục khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại gồm các bước nào?
- Lệ phí thực hiện thủ tục khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là bao nhiêu?
Hồ sơ khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực phòng vệ thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 3806A/QĐ-BCT năm 2019 quy định như sau:
Thủ tục hành chính cấp trung ương
1. Khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
...
c) Thành phần, số lượng hồ sơ khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra bao gồm:
* Thành phần:
- Đơn khai báo nhập khẩu: 01 bản Đơn khai báo nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
- Hóa đơn thương mại: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Giấy chứng nhận chất lượng hoặc các văn bản có giá trị tương đương do nhà sản xuất hàng hóa ban hành: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân;
- Tổ chức.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:
(1) Đơn khai báo nhập khẩu.
(2) Hóa đơn thương mại: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
(3) Giấy chứng nhận chất lượng hoặc các văn bản có giá trị tương đương do nhà sản xuất hàng hóa ban hành: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Hồ sơ khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại gồm những gì? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện thủ tục khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại gồm các bước nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực phòng vệ thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 3806A/QĐ-BCT năm 2019 quy định như sau:
Thủ tục hành chính cấp trung ương
1. Khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng phòng vệ thương mại. Ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến hoặc tính theo ngày gửi hồ sơ theo hình thức điện tử.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo nhập khẩu, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
- Trong trường hợp hồ sơ khai báo nhập khẩu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại gửi xác nhận về việc đã khai báo nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đăng ký.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp nộp tại Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương: Số 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội;
- Thông qua hệ thống bưu điện;
- Thực hiện trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến.
...
Như vậy, trình tự thực hiện thủ tục khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại gồm các bước sau đây:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng phòng vệ thương mại.
Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo nhập khẩu, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ khai báo nhập khẩu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại gửi xác nhận về việc đã khai báo nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đăng ký.
Lệ phí thực hiện thủ tục khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là bao nhiêu?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực phòng vệ thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 3806A/QĐ-BCT năm 2019 quy định như sau:
Thủ tục hành chính cấp trung ương
1. Khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
...
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn khai báo nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức, cá nhân không cần nộp lệ phí khi khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các lỗi vi phạm bị tước bằng lái xe tới 2 năm theo Nghị định 168/2024? Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ?
- Xây dựng thỏa ước lao động tập thể khi có chủ tịch công đoàn mới không? Thỏa ước lao động có hiệu lực từ ngày nào?
- Phụ lục VI báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Thời hạn nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường?
- Từ 2025 hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện giao thông đang chạy bị xử phạt bao nhiêu?
- Chuyển đổi trường THPT tư thục sang trường THPT tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thì có phải nêu rõ tôn chỉ hoạt động?