Hồ sơ hải quan tạm nhập hàng hóa tạm quản? Hàng hóa tạm quản chỉ được phép sử dụng tại các sự kiện ở Việt Nam khi nào?
Hàng hóa tạm quản chỉ được phép sử dụng tại các sự kiện ở Việt Nam khi nào?
Hàng hóa tạm quản được quy định tại Điều 4 Nghị định 64/2020/NĐ-CP như sau:
Hàng hóa tạm quản
1. Các hàng hóa sau đây được tạm quản
a) Hàng hóa để trưng bày tại sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này;
b) Hàng hóa sử dụng tại sự kiện bao gồm: hàng hóa cần thiết cho mục đích giới thiệu máy móc nước ngoài hoặc thiết bị trưng bày; vật liệu xây dựng và trang trí, kể cả thiết bị điện cho gian hàng, quầy hàng; vật liệu quảng cáo và trưng bày để giới thiệu hàng hóa;
c) Trang thiết bị bao gồm thiết bị phiên dịch, thiết bị ghi âm thanh và hình ảnh, phim mang tính giáo dục, khoa học và văn hóa sử dụng tại sự kiện.
2. Hàng hóa tạm quản theo quy định tại Nghị định này trong thời gian tham gia các sự kiện không được sử dụng cho mục đích khác. Khi kết thúc sự kiện, hàng hóa tạm quản phải được tái xuất, tái nhập hoặc thực hiện các thủ tục chuyên tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa tạm quản chỉ được phép sử dụng tại các sự kiện ở Việt Nam sau khi hoàn thành thủ tục tạm nhập theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Theo đó, hàng hóa tạm quản chỉ được phép sử dụng tại các sự kiện ở Việt Nam sau khi hoàn thành thủ tục tạm nhập.
Cũng theo quy định này thì các hàng hóa được tạm quản bao gồm:
(1) Hàng hóa để trưng bày tại sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 64/2020/NĐ-CP, cụ thể:
- Triển lãm, hội chợ, trình diễn, trưng bày về thương mại, công nghệ, công nghiệp, nông nghiệp, thủ công, từ thiện, thể thao, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, khoa học, giáo dục, tôn giáo và du lịch;
- Hội nghị, hội thảo quốc tế, các cuộc họp chính thức và các buổi tưởng niệm.
Lưu ý: Các sự kiện quy định tại khoản này không áp dụng trong trường hợp cá nhân tạm quản hàng hóa để bán cho nước ngoài.
(2) Hàng hóa sử dụng tại sự kiện bao gồm: hàng hóa cần thiết cho mục đích giới thiệu máy móc nước ngoài hoặc thiết bị trưng bày; vật liệu xây dựng và trang trí, kể cả thiết bị điện cho gian hàng, quầy hàng; vật liệu quảng cáo và trưng bày để giới thiệu hàng hóa;
(3) Trang thiết bị bao gồm thiết bị phiên dịch, thiết bị ghi âm thanh và hình ảnh, phim mang tính giáo dục, khoa học và văn hóa sử dụng tại sự kiện.
Hàng hóa tạm quản chỉ được phép sử dụng tại các sự kiện ở Việt Nam khi nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hải quan tạm nhập hàng hóa tạm quản gồm những gì?
Hồ sơ hải quan tạm nhập hàng hóa tạm quản được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 64/2020/NĐ-CP, bao gồm:
(1) Sổ ATA: 01 bản chính; trường hợp sổ ATA và danh mục nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người khai hải quan nộp kèm bản dịch tiếng Việt và chịu trách nhiệm về bản dịch;
(2) Giấy phép tạm nhập, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp;
(3) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 64/2020/NĐ-CP: 01 bản chụp;
(4) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt và vận tải đa phương thức: 01 bản chụp.
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản (Điều 12 Nghị định 64/2020/NĐ-CP):
- Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu.
- Trường hợp hàng hóa tạm quản gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thì thủ tục hải quan được thực hiện tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.
Thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa tạm quản là bao lâu?
Thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa tạm quản được quy định tại Điều 6 Nghị định 64/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hạn tạm quản hàng hóa
1. Thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa tạm quản là 12 tháng kể từ ngày hàng hóa hoàn thành thủ tục tạm nhập và trong thời hạn sử dụng của sổ ATA (bao gồm cả thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế).
2. Thời hạn tạm xuất tái nhập hàng hóa tạm quản là 12 tháng kể từ ngày hàng hóa hoàn thành thủ tục tạm xuất và trong thời hạn sử dụng của sổ ATA (bao gồm cả thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế).
3. Trường hợp hàng hóa không thể tái xuất ra khỏi quốc gia hàng đến trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người khai hải quan thực hiện cấp sổ ATA thay thế theo quy định tại Điều 9 Nghị định này để gia hạn thời hạn tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất.
4. Trường hợp hàng hóa không thể tái xuất đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này do bị tạm giữ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, thì trong thời hạn tạm giữ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chủ sổ không bị xử lý vi phạm về hành vi quá thời hạn tạm nhập nhưng không tái xuất.
Theo đó, thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa tạm quản là 12 tháng kể từ ngày hàng hóa hoàn thành thủ tục tạm nhập và trong thời hạn sử dụng của sổ ATA (bao gồm cả thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế).
Lưu ý: Trường hợp hàng hóa không thể tái xuất đúng thời hạn nêu trên do bị tạm giữ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, thì trong thời hạn tạm giữ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chủ sổ không bị xử lý vi phạm về hành vi quá thời hạn tạm nhập nhưng không tái xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?