Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm những thành phần nào? Căn cứ xem xét quyết định nghiệm thu hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh?
Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm những thành phần nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BNV thì hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm những thành phần sau đây:
- Bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Bảng tọa độ mốc địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh và các điểm đặc trưng trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Mô tả tình hình chung về địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Bản xác nhận mô tả đường địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc văn bản về xác định địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm những thành phần nào? Căn cứ xem xét quyết định nghiệm thu hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh? (Hình từ Internet)
Căn cứ xem xét quyết định nghiệm thu hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BNV như sau:
Thẩm định, nghiệm thu hồ sơ địa giới đơn vị hành chính
1. Kiểm tra, rà soát hồ sơ địa giới đơn vị hành chính
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, rà soát hồ sơ địa giới đơn vị hành chính của địa phương theo quy định của pháp luật về kỹ thuật xác định đường địa giới đơn vị hành chính, cắm mốc địa giới đơn vị hành chính, lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính các cấp.
b) Căn cứ kết quả kiểm tra, rà soát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Nội vụ thẩm định, nghiệm thu.
2. Tài liệu đề nghị thẩm định, nghiệm thu, gồm:
a) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Báo cáo kết quả lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
c) Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính các cấp dạng giấy (cơ số 01) và dạng số.
d) Bản sao Quyết định phê duyệt kèm theo thiết kế - kỹ thuật dự toán lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
đ) Bản sao hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, của cấp chủ đầu tư và của đơn vị thi công (nếu có).
e) Bản sao biên bản, tài liệu xác định đường địa giới đơn vị hành chính ở thực địa.
g) Văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả kiểm tra, rà soát kỹ thuật xác định đường địa giới đơn vị hành chính, cắm mốc địa giới đơn vị hành chính, lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính các cấp.
h) Kết quả cập nhật đường biên giới quốc gia trên hồ sơ địa giới đơn vị hành chính (nếu có).
3. Thành phần hội đồng thẩm định hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm đại diện các Bộ: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Ngoại giao.
4. Nội dung thẩm định
a) Trình tự và kết quả lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
b) Giá trị pháp lý của các loại tài liệu và hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
c) Thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý địa giới đơn vị hành chính và lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
5. Nghiệm thu số lượng, chất lượng hồ sơ địa giới đơn vị hành chính
Căn cứ kết quả biểu quyết của Hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định nghiệm thu số lượng, chất lượng hồ sơ địa giới đơn vị hành chính các cấp của địa phương.
Như vậy, căn cứ vào kết quả biểu quyết của Hội đồng thẩm định hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định nghiệm thu số lượng, chất lượng hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính là gì?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được quy định tại Điều 8 Thông tư 11/2024/TT-BNV như sau:
(1) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Tổ chức lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
- Giao nộp vào lưu trữ và bàn giao hồ sơ địa giới đơn vị hành chính theo quy định tại Thông tư này.
- Bảo đảm điều kiện thực hiện lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
(2) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính trong phạm vi địa giới đơn vị hành chính của địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới đơn vị hành chính trên thực địa tại địa phương; tổ chức tuyên truyền, phổ biến để Nhân dân nêu cao ý thức bảo vệ mốc địa giới đơn vị hành chính.
Khi phát hiện mốc bị xê dịch vị trí, bị hư hỏng hoặc bị mất phải có trách nhiệm lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm theo quy định của pháp luật; báo cáo cấp có thẩm quyền để tổ chức khôi phục mốc địa giới đơn vị hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?