Hồ sơ đề xuất đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì gồm những gì? Và hồ sơ được gửi về đâu?
- Các đơn vị chủ trì có trách nhiệm gì về nguồn kinh phí hỗ trợ để triển khai Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại?
- Hồ sơ đề xuất đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì gồm những gì? Và hồ sơ được gửi về đâu?
- Trường hợp đơn vị chủ trì muốn bổ sung đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại thì cần chuẩn bị những gì?
Các đơn vị chủ trì có trách nhiệm gì về nguồn kinh phí hỗ trợ để triển khai Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định thì:
Nguồn kinh phí, nguyên tắc hỗ trợ và mức hỗ trợ kinh phí đối với các đề án xúc tiến thương mại trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
1. Kinh phí thực hiện Chương trình từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ;
b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc hỗ trợ:
a) Nhà nước hỗ trợ một Phần kinh phí thực hiện đề án tham gia Chương trình;
b) Kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương;
c) Các đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ nhà nước để thực hiện các đề án xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình; có trách nhiệm đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng Mục đích nguồn kinh phí hỗ trợ và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;
d) Hỗ trợ đơn vị tham gia thông qua đơn vị chủ trì thực hiện của Chương trình;
đ) Các đơn vị chủ trì có trách nhiệm huy động Phần kinh phí ngoài Phần kinh phí đã được nhà nước hỗ trợ để triển khai Chương trình.
3. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện cho các nội dung cụ thể được hỗ trợ trong các hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Điều 15 Nghị định này.
4. Bộ Công Thương quy định tiêu chí, nội dung cụ thể và kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại.
Theo đó, Bộ Công Thương quy định tiêu chí, nội dung cụ thể và kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại.
Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại (hình từ Internet)
Hồ sơ đề xuất đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì gồm những gì? Và hồ sơ được gửi về đâu?
Theo Điều 10 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ và nơi gửi hồ sơ đề xuất đề án thực hiện Chương trình như sau:
Quy trình xây dựng đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
1. Trước ngày 30 tháng 5 của năm trước năm kế hoạch, đơn vị chủ trì thực hiện gửi 02 hồ sơ đề xuất đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đến Bộ Công Thương.
2. Hồ sơ đề xuất đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì bao gồm:
a) Văn bản đề xuất đề án thực hiện Chương trình;
b) Đề án chi tiết thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại;
c) Bản sao không cần chứng thực quyết định thành lập hoặc Điều lệ (hoặc văn bản có giá trị tương đương), báo cáo tình hình hoạt động xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì trong năm gần nhất.
3. Đơn vị chủ trì được lựa chọn một trong các cách thức gửi hồ sơ sau:
a) Gửi qua đường bưu điện;
b) Nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương.
4. Các trường hợp không xem xét hồ sơ đề xuất của đơn vị chủ trì:
a) Đơn vị chủ trì không đáp ứng nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định này;
b) Nội dung đề án không thuộc các hoạt động quy định tại Điều 15 Nghị định này;
c) Hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Trường hợp không xem xét hồ sơ đề xuất theo quy định tại Khoản 4 Điều này, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản cho đơn vị chủ trì về việc không xem xét hồ sơ và nêu rõ lý do.
6, Phê duyệt đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
a) Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Tài chính thông báo dự toán chi ngân sách cho Chương trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định phê duyệt đề án và kinh phí được hỗ trợ theo nguyên tắc tổng kinh phí hỗ trợ để thực hiện các đề án không vượt quá tổng dự toán được giao;
b) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt đề án, Bộ Công Thương công bố đến các đơn vị chủ trì và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đồng thời thông báo về các đề án không được phê duyệt.
Từ quy định trên, hồ sơ đề xuất đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì bao gồm:
- Văn bản đề xuất đề án thực hiện Chương trình;
- Đề án chi tiết thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại;
- Bản sao không cần chứng thực quyết định thành lập hoặc Điều lệ (hoặc văn bản có giá trị tương đương), báo cáo tình hình hoạt động xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì trong năm gần nhất.
Đơn vị chủ trì được lựa chọn một trong các cách thức gửi hồ sơ như sau:
- Gửi qua đường bưu điện;
- Nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương.
Trường hợp đơn vị chủ trì muốn bổ sung đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại thì cần chuẩn bị những gì?
Về việc bổ sung đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đối với đơn vị chủ trì cần chuẩn bị 02 hồ sơ đề xuất bổ sung đề án đến Bộ Công Thương, cụ thể các giấy tờ tài liệu theo Điều 11 Nghị định 28/2018/NĐ-CP như sau:
- Văn bản đề xuất đề án thực hiện Chương trình;
- Đề án chi tiết thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại;
- Bản sao không cần chứng thực quyết định thành lập hoặc Điều lệ (hoặc văn bản có giá trị tương đương), báo cáo tình hình hoạt động xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì trong năm gần nhất.
Và đồng thời, đơn vị chủ trì được lựa chọn một trong 02 cách thức gửi hồ sơ sau:
- Gửi qua đường bưu điện;
- Nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?