Hồ sơ để người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường tại cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại gồm những gì?
- Hồ sơ để người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường tại cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại gồm những gì?
- Hồ sơ để người đại diện của người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường tại cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại gồm những gì?
- Nội dung chính của văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại bao gồm những gì?
Hồ sơ để người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường tại cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về hồ sơ yêu cầu bồi thường như sau:
Hồ sơ yêu cầu bồi thường
1. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu bồi thường;
b) Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
d) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
...
Theo đó, hồ sơ để người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường tại cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại gồm văn bản yêu cầu bồi thường; giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại.
Đồng thời phải có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
Hồ sơ để người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường tại cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại cần gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ để người đại diện của người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường tại cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về hồ sơ yêu cầu bồi thường như sau:
Hồ sơ yêu cầu bồi thường
...
2. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:
a) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
b) Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
c) Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.
...
Theo đó, hồ sơ để người đại diện của người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường tại cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại cần gồm những giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 41 nêu trên.
Trong đó phải có văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền và giấy tờ chứng minh nhân thân của người đại diện của người bị thiệt hại.
Nội dung chính của văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về hồ sơ yêu cầu bồi thường như sau:
Hồ sơ yêu cầu bồi thường
...
3. Văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
b) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
c) Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
d) Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
đ) Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;
e) Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);
g) Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
h) Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);
i) Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g và h khoản này.
...
Theo đó, văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính được quy định tại khoản 3 Điều 41 nêu trên.
Trong đó phải có đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet Tuần 1 như thế nào?
- Xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc nào? Hội đồng nhân dân quận có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ý nghĩa, hay, ngắn gọn năm 2024? Lời chúc Giáng sinh cho bạn bè?
- Thông tư 55/2024 thủ tục chứng nhận chất lượng của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tuần 1?