Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì?

Cho tôi hỏi doanh nghiệp nhỏ và vừa được đề nghị xem xét xử lý tài sản bảo đảm khi không có khả năng trả nợ từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không? Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chuẩn bị hồ sơ gì để đề nghị xử lý tài sản bảo đảm? - Câu hỏi của anh Kiệt (Bình Dương)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi nào?

Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT, đối tượng xem xét xóa nợ lãi là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rủi ro thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT như sau:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không có khả năng hoặc không trả được nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký.

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có khoản nợ xấu theo kết quả phân loại nợ được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2019/NĐ-CP của Chính phủ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét xử lý tài sản bảo đảm của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét xử lý tài sản bảo đảm từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT như sau:

- Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT nêu trên như là doanh nghiệp nhỏ và vừa bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hoặc do nguyên nhân khách quan khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không có khả năng hoặc không trả được nợ vay; có khoản nợ xấu theo kết quả phân loại nợ được quy định, ...

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

- Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV trong ít nhất một (01) năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ hoặc lỗ lũy kế, không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký.

- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT nêu dưới đây.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đề nghị xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bảo đảm

Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bảo đảm (Hình từ Internet)

Theo điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đề nghị xử lý tài sản bảo đảm cần chuẩn bị 01 hồ sơ dựa trên hồ sơ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT như sau:

Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ
Hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro do DNNVV chuẩn bị gửi đến Quỹ gồm có:
a) Văn bản đề nghị xử lý rủi ro do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và bao gồm các nội dung: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ theo đúng Hợp đồng đã ký; mức thiệt hại về vốn và tài sản; số dư nợ gốc và lãi còn phải trả; các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng (nếu có) và kiến nghị biện pháp xử lý rủi ro cụ thể cần được áp dụng; cam kết về tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay nếu dược chấp nhận xử lý rủi ro;
b) Bản sao có chứng thực Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế của hai (02) năm gần nhất trước then điểm đề nghị xử lý rủi ro của DNNVV hoặc Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế của năm trước thời điểm đề nghị xử lý rủi ro đối với DNNVV có thời gian hoạt động dưới 2 năm;
c) Sao y bản chính Bản đối chiếu nợ vay đến thời điểm đề nghị xử lý rủi ro;
d) Các văn bản, tài liệu có liên quan khác (nếu có).

Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đề nghị xử lý tài sản bảo đảm cho toàn bộ giá trị sổ sách của khoản nợ, văn bản đề nghị xử lý rủi ro không cần có nội dung về cam kết và phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay khả thi nếu được chấp nhận xử lý rủi ro.

Có những phương thức xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nào?

Theo khoản 6 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT, các phương thức xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

- Bán đấu giá tài sản;

- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

- Phương thức khác theo quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm.

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Nghị định 45/2024/NĐ-CP sửa đổi quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ra sao?
Pháp luật
Điều kiện vay vốn của doanh nghiệp từ Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ ngày 10/06/2024 là gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn gián tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh là bao nhiêu tỷ?
Pháp luật
Tỷ lệ chấp nhận rủi ro Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu? Vượt quá tỷ lệ cho phép thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Người lao động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là ai? Người lao động và tập thể người lao động của Quỹ có những quyền gì?
Pháp luật
Người quản lý của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là ai? Quỹ này có được dùng để đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho người quản lý của Quỹ không?
Pháp luật
Điều kiện vay vốn từ nguồn vốn của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể trong từng trường hợp là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
511 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào