Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh sẽ bị trả về do mẫu đăng ký tác phẩm trong hồ sơ thiếu dấu giáp lai ở mục hình ảnh tác giả?
- Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh sẽ bị trả về do mẫu đăng ký tác phẩm trong hồ sơ thiếu dấu giáp lai ở mục hình ảnh tác giả?
- Tác phẩm nghệ thuật đủ điều kiện được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng tác giả đã mất thì phải làm thế nào để đăng ký xét tặng?
- Tác phẩm nghệ thuật phải đạt thời gian công bố bao lâu thì mới được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh?
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh sẽ bị trả về do mẫu đăng ký tác phẩm trong hồ sơ thiếu dấu giáp lai ở mục hình ảnh tác giả?
Căn cứ khoàn 1 Điều 14 Nghị định 90/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điều 6 Nghị định số 133/2018/NĐ-CP) quy định về hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật bao gồm:
a) Bản đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo Mẫu số 1a và Mẫu số 1b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao, ảnh chụp tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” được in trên khổ giấy A4, kèm theo các thông tin cơ bản về năm, tháng được công bố; tóm tắt nội dung tác phẩm;
c) Quyết định tặng thưởng hoặc Giấy chứng nhận Giải thưởng đối với những tác phẩm, công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 và điểm b khoản 2 Điều 10 của Nghị định này: Nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện);
d) Đối với tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật của tác giả là người nước ngoài mà hồ sơ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực;
đ) Các tài liệu khác liên quan đến tác phẩm, công trình (nếu có).
...
Theo đó, bản đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” sẽ được lập theo Mẫu số 1a ban hành kèm theo Nghị định 90/2014/NĐ-CP.
Như vậy, việc hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh sẽ bị trả về do mẫu đăng ký tác phẩm trong hồ sơ thiếu dấu giáp lai ở mục hình ảnh tác giả là hoàn toàn đúng quy định.
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh sẽ bị trả về do mẫu đăng ký tác phẩm trong hồ sơ thiếu dấu giáp lai ở mục hình ảnh tác giả? (Hình từ Internet)
Tác phẩm nghệ thuật đủ điều kiện được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng tác giả đã mất thì phải làm thế nào để đăng ký xét tặng?
Căn cứ khoàn 2 Điều 14 Nghị định 90/2014/NĐ-CP quy định về việc đăng ký xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đối với tác phẩm nghệ thuật trong trường hợp tác giả đã mất như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật
...
2. Tác giả đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” theo chuyên ngành gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Hội Văn học, nghệ thuật Trung ương trong trường hợp tác giả là hội viên theo thời gian quy định trong Kế hoạch.
Trường hợp tác giả đã mất thì người đại diện hợp pháp của tác giả hoặc Ban Chấp hành Hội Văn học, nghệ thuật nơi tác giả là hội viên, sau khi thống nhất với người đại diện hợp pháp của tác giả, đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” theo quy định.
Như vậy, nếu tác phẩm nghệ thuật đủ điều kiện được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng tác giả đã mất thì người đại diện hợp pháp của tác giả hoặc Ban Chấp hành Hội Văn học, nghệ thuật nơi tác giả là hội viên sẽ tiến hành đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng.
Lưu ý: Trường hợp Ban Chấp hành Hội Văn học, nghệ thuật đăng ký thì cần phải thống nhất với người đại diện hợp pháp của tác giả trước.
Tác phẩm nghệ thuật phải đạt thời gian công bố bao lâu thì mới được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh?
Điều kiện xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 133/2018/NĐ-CP) như sau:
Điều kiện xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật
1. Tác giả có tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật được xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” phải trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt pháp luật Việt Nam.
2. Tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được công bố, sử dụng dưới các hình thức xuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, giảng dạy, đĩa hát và các hình thức khác kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) mùng 2 tháng 9 năm 1945. Thời gian công bố tối thiểu là 05 năm đối với “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và 03 năm đối với “Giải thưởng Nhà nước” tính đến thời điểm nộp hồ sơ tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật hoặc Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương;
b) Không có tranh chấp về quyền tác giả kể từ thời điểm được công bố.
Như vậy, tác phẩm nghệ thuật phải đạt thời gian công bố tối thiểu là 05 năm mới đủ một trong các điều kiện được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?