Hồ sơ đề nghị tiếp nhận công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp theo quy định bao gồm những nội dung gì?
Việc tiếp nhận công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế tiếp nhận công chức, tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức, thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ vào công tác tại Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 533/QĐ-BTP năm 2020 quy định về nguyên tắc tiếp nhận, thu hút như sau:
Nguyên tắc tiếp nhận, thu hút
Việc tiếp nhận, thu hút được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
1. Nhu cầu, chỉ tiêu biên chế, vị trí việc làm của các đơn vị.
2. Thủ trưởng đơn vị chủ động trong việc phát hiện, đánh giá, đề xuất nhu cầu và nhân sự tiếp nhận, thu hút.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng quy định của pháp luật.
4. Tuyển chọn người có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
Như vậy, việc tiếp nhận công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
(1) Nhu cầu, chỉ tiêu biên chế, vị trí việc làm của các đơn vị.
(2) Thủ trưởng đơn vị chủ động trong việc phát hiện, đánh giá, đề xuất nhu cầu và nhân sự tiếp nhận.
(3) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng quy định của pháp luật.
(4) Tuyển chọn người có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
Việc tiếp nhận công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp được thực hiện theo những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Người có nguyện vọng tiếp nhận vào công tác tại Bộ Tư pháp phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 4 Quy chế tiếp nhận công chức, tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức, thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ vào công tác tại Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 533/QĐ-BTP năm 2020 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tiếp nhận công chức như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn tiếp nhận công chức
Người có nguyện vọng tiếp nhận vào công tác tại Bộ Tư pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đang là công chức theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ, có thời gian công tác ít nhất 03 năm (không kể thời gian tập sự) tại các cơ quan, đơn vị không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp có nguyện vọng chuyển công tác về Bộ Tư pháp.
2. Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tiếp nhận.
3. Được đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03 năm gần nhất.
4. Không trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc đang bị thi hành quyết định kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Toà án mà chưa được xoá án tích, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Như vậy, theo quy định thì người có nguyện vọng tiếp nhận vào công tác tại Bộ Tư pháp phải đáp ứng những điều kiện sau:
(1) Đang là công chức theo;
(2) Có thời gian công tác ít nhất 03 năm (không kể thời gian tập sự) tại các cơ quan, đơn vị không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp có nguyện vọng chuyển công tác về Bộ Tư pháp.
(3) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tiếp nhận.
(4) Được đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03 năm gần nhất.
(5) Không thuộc các trường hợp sau:
- Đang trong thời gian xem xét kỷ luật;
- Đang bị thi hành quyết định kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Toà án mà chưa được xoá án tích;
- Bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị tiếp nhận công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp theo quy định bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế tiếp nhận công chức, tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức, thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ vào công tác tại Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 533/QĐ-BTP năm 2020 quy định về việc tiếp nhận hồ sơ như sau:
Tiếp nhận hồ sơ
1. Người có nguyện vọng tiếp nhận vào công tác tại Bộ Tư pháp nộp 01 bộ hồ sơ tại đơn vị có nhu cầu tiếp nhận. Hồ sơ đề nghị tiếp nhận gồm có:
a) Đơn đề nghị được tiếp nhận có ý kiến đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác;
b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C-BNV/2008 (ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);
c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí tiếp nhận; Quyết định tuyển dụng; quyết định nâng bậc lương gần nhất của cơ quan có thẩm quyền; bản sao Sổ Bảo hiểm xã hội;
d) Bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác, có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác; Phiếu đánh giá, phân loại công chức, viên chức trong 03 năm gần nhất;
đ) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng;
e) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ.
2. Thủ trưởng đơn vị có nhu cầu tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của hồ sơ đối với vị trí việc làm cần tiếp nhận trước khi chuyển Vụ Tổ chức cán bộ để thẩm tra, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định cho chủ trương thực hiện quy trình tiếp nhận.
Như vậy, hồ sơ đề nghị tiếp nhận công chức vào công tác tại Bộ Tư bao gồm những nội dung sau:
(1) Đơn đề nghị được tiếp nhận có ý kiến đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác;
(2) Sơ yếu lý lịch.
(3) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí tiếp nhận;
Quyết định tuyển dụng;
Quyết định nâng bậc lương gần nhất của cơ quan có thẩm quyền;
Bản sao Sổ Bảo hiểm xã hội;
(4) Bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác, có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác;
Phiếu đánh giá, phân loại công chức, viên chức trong 03 năm gần nhất;
(5) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng;
(6) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?