Hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản của cơ sở nuôi trồng thủy sản có thể nộp bản sao đề cương khảo nghiệm không?
- Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản thực hiện khảo nghiệm trong giai đoạn sản xuất cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản có thể nộp bản sao đề cương khảo nghiệm không?
- Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản trong việc thực hiện khảo nghiệm giống thủy sản được quy định thế nào?
Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản thực hiện khảo nghiệm trong giai đoạn sản xuất cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản
Điểm b và c khoản 2 Điều 28 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bao gồm:
a) Có phòng thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định hiện hành để theo dõi, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo đề cương khảo nghiệm;
b) Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và khoản 1 Điều 20 Nghị định này. Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn nuôi thương phẩm phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản và Điều 34 Nghị định này.
2. Điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường: Khu nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm khác.
Chiếu theo quy định này, cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản thực hiện khảo nghiệm trong giai đoạn sản xuất cần đáp ứng những điều kiện sau:
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập;
+ Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học;
+ Khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp;
+ Khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;
+ Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng.
Tải về mẫu đơn đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản mới nhất 2023: Tại Đây
Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản (hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản có thể nộp bản sao đề cương khảo nghiệm không?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
…
2. Hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 07.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 08.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
…
Theo quy định này, cơ sở có nhu cầu thực hiện khảo nghiệm giống thủy sản phải nộp bản chính đề cương khảo nghiệm kèm đơn đăng ký theo mẫu thì hồ sơ yêu cầu khảo nghiệm giống thủy sản mới hợp lệ.
Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản trong việc thực hiện khảo nghiệm giống thủy sản được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
…
3. Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 09.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành Quyết định cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 10.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời cấp phép nhập khẩu giống thủy sản cho tổ chức, cá nhân để phục vụ khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu); trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
c) Tổng cục Thủy sản gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm giám sát khảo nghiệm.
...
Theo đó, Tổng cục Thủy sản trong việc cấp phép thực hiện khảo nghiệm giống thủy sản được quy định như sau:
- Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu cấp phép thực hiện khảo sát giống thủy sản từ tổ chức, cá nhân có nhu cầu, Tổng cục Thủy sản tiến hành thẩm định hồ sơ. (trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ).
- Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 09.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Tải về
- Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành Quyết định cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 10.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP, đồng thời cấp phép nhập khẩu giống thủy sản cho tổ chức, cá nhân để phục vụ khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu). Tải về
- Trường hợp không đạt yêu cầu Tổng cục Thủy sản phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
- Tổng cục Thủy sản gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm giám sát khảo nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?