Hồ sơ đề nghị giám định tiền nghi giả bao gồm những gì? Trình tự giám định tiền nghi giả được quy định thế nào?
Việc tạm thu giữ tiền nghi giả trước khi thực hiện giám định được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về tạm thu giữ tiền nghi giả như sau:
Tạm thu giữ tiền nghi giả
1. Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập biên bản (theo Phụ lục số 2) và tạm thu giữ tiền nghi giả.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuyển tiền nghi giả, đề nghị giám định (theo Phụ lục số 4) và bản sao biên bản tạm thu giữ tiền nghi giả đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch để giám định.
Theo đó, trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập biên bản (theo Phụ lục số 2) và tạm thu giữ tiền nghi giả.
Giám định tiền nghi giả (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị giám định tiền nghi giả bao gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về giám định tiền giả, tiền nghi giả như sau:
Giám định tiền giả, tiền nghi giả
1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả phải lập 01 bộ hồ sơ chuyển trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch hoặc Cục Phát hành và Kho quỹ (tại thành phố Hà Nội), Chi cục Phát hành và Kho quỹ (tại thành phố Hồ Chí Minh), hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả (theo Phụ lục số 4).
b) Tiền giả, tiền nghi giả cần giám định.
...
Theo quy định trên, tổ chức, cá nhân có nhu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả phải lập 01 bộ hồ sơ chuyển trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch hoặc Cục Phát hành và Kho quỹ (tại thành phố Hà Nội), Chi cục Phát hành và Kho quỹ (tại thành phố Hồ Chí Minh).
Hồ sơ đề nghị giám định tiền nghi giả bao gồm văn bản đề nghị giám định tiền nghi giả và tiền nghi giả cần giám định.
Trình tự giám định tiền nghi giả được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2013/TT-NHNN về giám định tiền giả, tiền nghi giả như sau:
Giám định tiền giả, tiền nghi giả
...
2. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giám định theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc từ ngày tạm thu giữ tiền nghi giả theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 hoặc từ ngày nhận được tiền nghi giả theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 hoặc từ ngày nhận được tiền giả loại mới theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Phát hành và Kho quỹ (gọi tắt là cơ quan giám định) phải tổ chức giám định và thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định. Việc giám định được thực hiện miễn phí.
3. Trường hợp không kết luận được tiền thật hay tiền giả, chậm nhất trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền giả, tiền nghi giả cần giám định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có văn bản đề nghị và chuyển số tiền giả, tiền nghi giả này về Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Chi cục Phát hành và Kho quỹ để giám định; đồng thời thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu tại Khoản 1 Điều này hoặc Khoản 1 Điều 6 hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nêu tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này để biết.
Phương thức vận chuyển tiền giả, tiền nghi giả cần giám định do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch quyết định, đảm bảo an toàn thuận tiện.
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định biết.
Như vậy, trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giám định hoặc từ ngày tạm thu giữ tiền nghi giả hoặc từ ngày nhận được tiền nghi giả thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Phát hành và Kho quỹ (gọi tắt là cơ quan giám định) phải tổ chức giám định và thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định. Việc giám định được thực hiện miễn phí.
Trường hợp không kết luận được tiền thật hay tiền giả, chậm nhất trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền giả, tiền nghi giả cần giám định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có văn bản đề nghị và chuyển số tiền giả, tiền nghi giả này về Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Chi cục Phát hành và Kho quỹ để giám định.
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đăng ký đấu thầu qua mạng? Hướng dẫn lấy mẫu đơn đăng ký đấu thầu qua mạng tại muasamcong mpi gov vn đấu thầu?
- 29 khẩu hiệu tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV ra sao?
- Danh mục hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình? Lập mấy bộ hồ sơ này để bàn giao cho chủ sở hữu?
- Tải mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Trong đơn phải nêu rõ những nội dung gì?
- Phạt gương xe máy 2025 theo Nghị định 168? QCVN 28 2024 BGTVT gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy 2025?