Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong phải được gửi cho cơ quan quản lý trước thời hạn giải thể bao nhiêu ngày?
- Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong trong trường hợp kết thúc thời hạn hoạt động?
- Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong phải được gửi cho cơ quan quản lý trước thời hạn giải thể bao nhiêu ngày?
- Thủ tục giải thể tổ chức thanh niên xung phong trong trường hợp kết thúc thời hạn hoạt động?
Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong trong trường hợp kết thúc thời hạn hoạt động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 11/2011/TT-BNV thì hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong trong trường hợp kết thúc thời hạn hoạt động gồm:
(1) Văn bản của tổ chức Đoàn đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến chấp thuận việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
(2) Văn bản chấp thuận của cấp ủy Đảng cùng cấp đồng ý việc giải thể tổ chức và hoạt động của thanh niên xung phong.
Đối với cấp Trung ương là văn bản chấp thuận của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
(3) Phương án giải thể tổ chức thanh niên xung phong:
- Lý do giải thể tổ chức thanh niên xung phong;
- Đề xuất phương án giải quyết về nhân sự, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
- Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện phương án giải thể tổ chức và thời hạn xử lý các vấn đề liên quan.
(4) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Lưu ý: Trong trường hợp tổ chức thanh niên xung phong được thành lập theo hình thức Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội thì ngoài các nội dung trên đây, hồ sơ đề nghị giải thể còn phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan.
Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong phải được gửi cho cơ quan quản lý trước thời hạn giải thể bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong phải được gửi cho cơ quan quản lý trước thời hạn giải thể bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Thông tư 11/2011/TT-BNV quy định về trách nhiệm của tổ chức thanh niên xung phong như sau:
Trách nhiệm của tổ chức thanh niên xung phong
...
3. Trước thời hạn giải thể theo quy định 30 ngày, tổ chức Đoàn có tổ chức thanh niên xung phong giải thể theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này phải gửi hồ sơ đề nghị giải thể đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Nếu quá thời hạn bị giải thể mà không gửi hồ sơ đề nghị giải thể thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành giải thể tổ chức thanh niên xung phong theo quy định tại Thông tư này, khi đó người đứng đầu tổ chức Đoàn phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong quá thời hạn quy định.
...
Từ quy định vừa nêu thì trước thời hạn giải thể theo quy định 30 ngày, tổ chức Đoàn có tổ chức thanh niên xung phong phải gửi hồ sơ đề nghị giải thể đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Nếu quá thời hạn bị giải thể mà không gửi hồ sơ đề nghị giải thể thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành giải thể tổ chức thanh niên xung phong theo quy định.
Khi đó người đứng đầu tổ chức Đoàn phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong quá thời hạn quy định.
Thủ tục giải thể tổ chức thanh niên xung phong trong trường hợp kết thúc thời hạn hoạt động?
Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức thanh niên xung phong được quy định tại Điều 8 Thông tư 11/2011/TT-BNV như sau:
Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức thanh niên xung phong
1. Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức thanh niên xung phong quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư này được thực hiện như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền giải thể tổ chức thanh niên xung phong cần lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này gửi trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng cấp để xem xét chấp thuận việc giải thể hoặc không chấp thuận việc giải thể;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng cấp có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến chấp thuận bằng văn bản việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong. Trong trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, cơ quan có thẩm quyền thành lập ra quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
Đối với trường hợp giải thể Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội, sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực hoạt động chuyên ngành.
...
Bên cạnh đối tại Điều 1 Thông tư 11/2011/TT-BNV có quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý thanh niên xung phong
1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương):
a) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với thanh niên xung phong;
b) Xem xét, chấp thuận hoặc không chấp thuận việc thành lập, giải thể, gia hạn tổ chức thanh niên xung phong theo thẩm quyền;
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên xung phong.
...
Như vậy, thủ tục giải thể tổ chức thanh niên xung phong trong trường hợp mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của tổ chức không còn phù hợp với yêu của địa phương được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập và gửi hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền giải thể tổ chức thanh niên xung phong cần lập 01 bộ hồ sơ và gửi trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng cấp để xem xét chấp thuận việc giải thể hoặc không chấp thuận việc giải thể.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương) có thẩm quyền cùng cấp có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến chấp thuận bằng văn bản việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
Trong trường hợp không chấp thuận việc giải thể thì cơ quan quản lý phải nêu rõ lý do;
Bước 3: Tiến hành giải thể
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, cơ quan có thẩm quyền thành lập ra quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
Lưu ý: Đối với trường hợp giải thể Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội, sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực hoạt động chuyên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?
- Bạo lực học đường là hành vi như thế nào? Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được thực hiện như thế nào?
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?