Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện bao gồm những thành phần nào? Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện phải có các nội dung nào?
Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện bao gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định về hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp như sau:
Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp
1. Bên yêu cầu phải gửi hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp đến Cục Điều tiết điện lực. Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp bao gồm:
a) Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp;
b) Biên bản thương lượng hoặc hoà giải không thành hoặc tài liệu chứng minh tranh chấp không hòa giải được;
c) Bản sao công chứng của Hợp đồng đối với tranh chấp liên quan đến Hợp đồng mua bán điện hoặc Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ. Trường hợp Hợp đồng không có thoả thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực giải quyết tranh chấp thì hồ sơ phải có Bản thoả thuận của các bên về việc đề nghị Cục Điều tiết điện lực giải quyết tranh chấp;
d) Bản sao hợp lệ Giấy phép hoạt động điện lực (trường hợp Bên yêu cầu là Đơn vị điện lực);
đ) Bản sao hợp lệ các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp là có căn cứ và hợp pháp;
e) Cam kết về vụ việc tranh chấp chưa được gửi đến giải quyết tại Toà án hoặc Trọng tài thương mại.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện bao gồm những thành phần như sau:
- Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp;
- Biên bản thương lượng hoặc hoà giải không thành hoặc tài liệu chứng minh tranh chấp không hòa giải được;
- Bản sao công chứng của Hợp đồng mua bán điện. Trường hợp Hợp đồng không có thoả thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực giải quyết tranh chấp thì hồ sơ phải có Bản thoả thuận của các bên về việc đề nghị Cục Điều tiết điện lực giải quyết tranh chấp;- Bản sao hợp lệ Giấy phép hoạt động điện lực (trường hợp Bên yêu cầu là Đơn vị điện lực);
- Bản sao hợp lệ các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp là có căn cứ và hợp pháp;
- Cam kết về vụ việc tranh chấp chưa được gửi đến giải quyết tại Toà án hoặc Trọng tài thương mại.
Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện phải có các nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định về hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp như sau:
Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp
...
2. Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên, địa chỉ và các thông tin có liên quan của các bên;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Các yêu cầu của Bên yêu cầu;
đ) Giá trị bồi thường yêu cầu (nếu có).
Theo đó, đơn đề nghị giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện gồm các nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm viết đơn;
- Tên, địa chỉ và các thông tin có liên quan của các bên;
- Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
- Các yêu cầu của Bên yêu cầu;
- Giá trị bồi thường yêu cầu (nếu có).
Không thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện trong những trường hợp nào?
Theo Điều 16 Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định về không thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp như sau:
Không thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp
1. Không thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hiệu đề nghị giải quyết tranh chấp đã hết;
b) Vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Điều tiết điện lực;
c) Vụ việc đã được đưa ra giải quyết tại Trọng tài thương mại, Toà án hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc Trọng tài thương mại;
d) Chưa tiến hành đàm phán để tự giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
đ) Bên yêu cầu không bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này;
e) Bên yêu cầu hoặc Bên bị yêu cầu không nộp tạm ứng chi phí giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Thông tư này.
2. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Bên yêu cầu về việc không thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp.
Theo đó, hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có thể không được thụ lý trong những trường hợp sau:
- Thời hiệu đề nghị giải quyết tranh chấp đã hết;
- Vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Điều tiết điện lực;
- Vụ việc đã được đưa ra giải quyết tại Trọng tài thương mại, Toà án hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc Trọng tài thương mại;
- Chưa tiến hành đàm phán để tự giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 40/2010/TT-BCT;
- Bên yêu cầu không bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 40/2010/TT-BCT;
- Bên yêu cầu hoặc Bên bị yêu cầu không nộp tạm ứng chi phí giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Thông tư 40/2010/TT-BCT.
Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Bên yêu cầu về việc không thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?