Hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng trở lên chưa tham gia BHXH, BHYT gồm những gì?
- Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng trở lên chưa tham gia BHXH, BHYT phải đáp ứng điều kiện gì để được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn?
- Hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng trở lên chưa tham gia BHXH, BHYT gồm những gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định trợ cấp tai nạn đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng trở lên chưa tham gia BHXH, BHYT?
Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng trở lên chưa tham gia BHXH, BHYT phải đáp ứng điều kiện gì để được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn?
Căn cứ khoản 1 PHẦN II Thủ tục hành chính mới ban hành về lĩnh vực chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 2650/QĐ-BQP năm 2020 quy định như sau:
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ LĨNH VỰC CHÍNH SÁCH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
1. Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn đối với quân nhân dự bị; học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
...
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Đối tượng và điều kiện áp dụng được hưởng chế độ trợ cấp
+ Quân nhân dự bị, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quy định tại khoản 6 Điều 30 của Luật lực lượng dự bị động viên, trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ bị tai nạn; học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bị tai nạn.
+ Được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên khám, giám định kết luận mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên và thuộc một trong các trường hợp như sau:
(1) Trên đường từ nơi ở đến nơi tập trung huấn luyện hoặc khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện trở về nơi ở;
(2) Trong giờ làm việc và tại nơi thực hiện nhiệm vụ;
(3) Ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm nhiệm vụ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người chỉ huy có thẩm quyền.
- Đối tượng và điều kiện không áp dụng thực hiện chính sách
+ Không thuộc đối tượng và điều kiện tại khoản 1 nêu trên.
...
Như vậy, theo quy định, để được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn, học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Học viên bị tai nạn;
(2) Được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên khám, giám định kết luận mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên và đồng thời thuộc một trong các trường hợp sau:
- Trên đường từ nơi ở đến nơi tập trung huấn luyện hoặc khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện trở về nơi ở;
- Trong giờ làm việc và tại nơi thực hiện nhiệm vụ;
- Ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm nhiệm vụ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người chỉ huy có thẩm quyền.
Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia BHXH, BHYT phải đáp ứng điều kiện gì để được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng trở lên chưa tham gia BHXH, BHYT gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 PHẦN II Thủ tục hành chính mới ban hành về lĩnh vực chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 2650/QĐ-BQP năm 2020 quy định như sau:
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ LĨNH VỰC CHÍNH SÁCH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
1. Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn đối với quân nhân dự bị; học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
...
b) Cách thức thực hiện: Đối tượng nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
Giấy ra viện (01 bản chính hoặc bản sao) hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích của cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị đối tượng; lệnh gọi tập trung huấn luyện hoặc quyết định gọi đào tạo sĩ quan dự bị của cấp có thẩm quyền (01 bản sao). Trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng (01 bản chính hoặc bản sao).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bao gồm:
(1) Giấy ra viện (01 bản chính hoặc bản sao) hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích của cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị đối tượng;
(2) Lệnh gọi tập trung huấn luyện hoặc quyết định gọi đào tạo sĩ quan dự bị của cấp có thẩm quyền (01 bản sao).
Trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng (01 bản chính hoặc bản sao).
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định trợ cấp tai nạn đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng trở lên chưa tham gia BHXH, BHYT?
Căn cứ khoản 1 PHẦN II Thủ tục hành chính mới ban hành về lĩnh vực chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 2650/QĐ-BQP năm 2020 quy định như sau:
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ LĨNH VỰC CHÍNH SÁCH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
1. Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn đối với quân nhân dự bị; học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
...
d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cụ thể:
- Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương: 05 ngày làm việc.
- Đơn vị trực tiếp huấn luyện: 10 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
e) Cơ quan giải quyết:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Đơn vị trực tiếp huấn luyện.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định trợ cấp: Đơn vị trực tiếp huấn luyện.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan phối hợp: Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương.
...
Như vậy, theo quy định, đơn vị trực tiếp huấn luyện là cơ quan có thẩm quyền quyết định trợ cấp tai nạn đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?