Hồ sơ đề nghị được tiếp tục hành nghề khám chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn gồm những gì?
- Người hành nghề khám chữa bệnh là ai? Người hành nghề khám chữa bệnh bị đình chỉ trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị được tiếp tục hành nghề khám chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn gồm những gì?
- Thủ tục cho phép người hành nghề được tiếp tục hành nghề khám chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn hiện nay ra sao?
- Hoạt động khám chữa bệnh cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
Người hành nghề khám chữa bệnh là ai? Người hành nghề khám chữa bệnh bị đình chỉ trong những trường hợp nào?
Khái niệm người hành nghề khám chữa bệnh được định nghĩa theo khoản 4 Điều 2 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 như sau:
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là người hành nghề).
Như vậy, có thể hiểu người hành nghề khám chữa bệnh là người đã được cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh.
Theo Điều 34 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023, người hành nghề khám chữa bệnh bị đình chỉ trong những trường hợp sau:
- Bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề nhưng chưa đến mức bị thu hồi giấy phép hành nghề;
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận có vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;
- Không đủ sức khỏe để hành nghề.
Về thời gian bị đình chỉ hành nghề thì tùy theo tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe mà người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
Sau khi bị đình chỉ hành nghề, tùy tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật mà người hành nghề phải cập nhật kiến thức y khoa theo kết luận của Hội đồng chuyên môn theo quy định.
Hồ sơ đề nghị được tiếp tục hành nghề khám chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị được tiếp tục hành nghề khám chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị được tiếp tục hành nghề khám chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn được lập theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 35/2013/TT-BYT, tiểu mục 1 Mục I Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3673/QĐ-BYT năm 2014.
Cụ thể như sau:
- Đơn đề nghị tiếp tục hành nghề khám chữa bệnh theo quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm Thông tư 35/2013/TT-BYT;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề;
- Báo cáo về việc khắc phục sai sót chuyên môn kỹ thuật của người hành nghề;
- Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến sai sót chuyên môn kỹ thuật của người hành nghề trong thời gian bị đình chỉ hoạt động chuyên môn;
- Bản sao có chứng thực giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp đối với người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thủ tục cho phép người hành nghề được tiếp tục hành nghề khám chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn hiện nay ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 35/2013/TT-BYT, tiểu mục 1 Mục I Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3673/QĐ-BYT năm 2014.
Thủ tục cho phép người hành nghề được tiếp tục hành nghề khám chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn hiện nay được thực hiện như sau:
- Bước 1. Người hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cho phép người hành nghề tiếp tục hoạt động chuyên môn tại Bộ Y tế
- Bước 2. Bộ Y tế gửi cho người hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Phụ lục 06 ban hành kèm Thông tư 35/2013/TT-BYT. Trong phạm vi 10 ngày kể từ ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế phải tiến hành thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì phải có văn bản thông báo cho người hành nghề hoàn chỉnh hồ sơ, trong đó phải nêu cụ thể tài liệu cần được bổ sung, sửa đổi.
- Bước 3. Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ ghi trên Phiếu tiếp nhận, Bộ Y tế phải ra quyết định cho phép người hành nghề tiếp tục hoạt động chuyên môn.
Nếu không cho phép người hành nghề tiếp tục hoạt động chuyên môn thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Hoạt động khám chữa bệnh cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023, các nguyên tắc trong khám chữa bệnh được xác định như sau:
- Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách ghi nhận xét đánh giá của chi ủy đối với Đảng viên cuối năm 2024? Nhận xét đánh giá của chi ủy chi bộ cuối năm 2024?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương của người lao động là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương?
- Mẫu bản kiểm điểm trốn tiết trốn học dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Học sinh cấp 2, cấp 3 được ở lại lớp mấy năm?
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng? Tải chi tiết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng ở đâu?
- Nhà đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc công trình khi xây dựng trung tâm thương mại hay không?