Hồ sơ đề nghị đánh giá, thẩm định công nghệ mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị đánh giá, thẩm định công nghệ mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ gồm những gì?
- Việc đánh giá, thẩm định hồ sơ về công nghệ mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được thực hiện theo những nội dung nào?
- Trình tự, thủ tục xem xét, đánh giá hồ sơ về công nghệ mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được quy định thế nào?
Hồ sơ đề nghị đánh giá, thẩm định công nghệ mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định về công bố công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như sau:
Công bố công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá, thẩm định công nghệ mới, sản phẩm mới nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền (01 bản giấy và 01 bản điện tử). Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị đánh giá, thẩm định công nghệ mới, sản phẩm mới;
b) Tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với công nghệ mới, sản phẩm mới hoặc văn bản cam kết trong trường hợp không có tài liệu chứng minh;
c) Tài liệu mô tả đặc tính, hiệu quả về kỹ thuật, chất lượng, so sánh với tính năng tương ứng của công nghệ, sản phẩm nhập khẩu tương đương hoặc đang được sử dụng tại nước khác;
d) Báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới;
đ) Các tài liệu sau (nếu có): Văn bản nhận xét của tổ chức, cá nhân về hiệu quả ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới; giải thưởng; tài liệu về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và tài liệu liên quan khác.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị đánh giá, thẩm định công nghệ mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 26 nêu trên.
Công nghệ mới (Hình từ Internet)
Việc đánh giá, thẩm định hồ sơ về công nghệ mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được thực hiện theo những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định về nội dung đánh giá, thẩm định như sau:
Công bố công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
...
2. Nội dung đánh giá, thẩm định:
a) Việc tuân thủ các quy định pháp luật về quyền sở hữu; quyền sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; kết quả kiểm nghiệm, điều kiện lưu hành;
b) So sánh về giá của công nghệ mới, sản phẩm mới so với công nghệ, sản phẩm nhập khẩu;
c) Đặc tính, hiệu quả về kỹ thuật, chất lượng, so sánh với tính năng tương ứng của công nghệ, sản phẩm nhập khẩu tương đương hoặc đang được sử dụng tại nước khác;
d) Phạm vi, quy mô ứng dụng, chuyển giao; giá trị kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh trong điều kiện cụ thể của đất nước, địa phương.
...
Theo đó, việc đánh giá, thẩm định hồ sơ về công nghệ mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được thực hiện theo những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 26 nêu trên.
Trình tự, thủ tục xem xét, đánh giá hồ sơ về công nghệ mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xem xét, đánh giá hồ sơ như sau:
Công bố công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
...
3. Trình tự, thủ tục xem xét, đánh giá hồ sơ được thực hiện theo quy định tương ứng tại khoản 6 Điều 20 Nghị định này.
...
Theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định 76/2018/NĐ-CP về trình tự xem xét, đánh giá như sau:
Thủ tục, thẩm quyền hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
...
6. Trình tự xem xét, đánh giá:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng, người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ để xem xét hỗ trợ, mua. Trường hợp hồ sơ không được phê duyệt phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do;
d) Kinh phí đánh giá hồ sơ được dự toán trong ngân sách của bộ, ngành, địa phương.
...
Như vậy, trình tự, thủ tục xem xét, đánh giá hồ sơ về công nghệ mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 20 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?