Hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có cần phải có đủ sơ yếu lý lịch của các cá nhân sinh hoạt tôn giáo trong tổ chức hay không?
- Hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có cần phải có đủ sơ yếu lý lịch của các cá nhân sinh hoạt tôn giáo trong tổ chức hay không?
- Nộp hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo cho Ủy ban nhân dân hay cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo?
- Tên của tổ chức tôn giáo phải được đặt như thế nào để đảm bảo đúng quy định pháp luật?
Hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có cần phải có đủ sơ yếu lý lịch của các cá nhân sinh hoạt tôn giáo trong tổ chức hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo như sau:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo
...
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị công nhận, tên giao dịch quốc tế (nếu có); tên tôn giáo; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng tín đồ, địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị; cơ cấu tổ chức, trụ sở của tổ chức;
b) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;
d) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
đ) Hiến chương của tổ chức;
e) Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức;
g) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
...
Theo quy định thì trong hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo cần phải có danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức.
Như vậy, chỉ cần nộp sơ yếu lý lịch của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức không cần phải nộp sơ yêu của những cá nhân tham gia sinh hoạt tôn giáo trong tổ chức.
Hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có cần phải có đủ sơ yếu lý lịch của các cá nhân sinh hoạt tôn giáo trong tổ chức hay không? (Hình từ Internet)
Nộp hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo cho Ủy ban nhân dân hay cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo?
Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 22 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo
1. Tổ chức đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật này gửi hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
...
3. Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do.
Như vậy, tùy theo quy mô hoạt động của tổ chức mà nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo sẽ khác nhau:
- Nếu tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh thì nộp hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ đề nghị sẽ được Ủy ban nhân dân xem xét và giải quyết trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Nếu tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh thì gửi hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
Hồ sơ đề nghị sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo xem xét và giải quyết trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tên của tổ chức tôn giáo phải được đặt như thế nào để đảm bảo đúng quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 25 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về tên của tổ chức tôn giáo như sau:
Tên của tổ chức tôn giáo
1. Tổ chức tôn giáo phải có tên bằng tiếng Việt.
2. Tên của tổ chức tôn giáo không trùng với tên tổ chức tôn giáo khác hoặc tổ chức khác đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
3. Tên của tổ chức tôn giáo được sử dụng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân khác.
4. Tên của tổ chức tôn giáo được pháp luật công nhận và bảo vệ.
5. Tổ chức tôn giáo thay đổi tên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật này chấp thuận.
6. Tổ chức tôn giáo trực thuộc thay đổi tên thì tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này chấp thuận.
Như vậy, tên của tổ chức tôn giáo phải đáp ứng được một số yêu cầu sau:
- Tổ chức tôn giáo phải có tên bằng tiếng Việt.
- Không trùng với tên tổ chức tôn giáo khác hoặc tổ chức khác đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trường xây dựng là gì? Biện pháp ngăn ngừa người bị rơi ngã tại công trường xây dựng? Vùng nguy hiểm trên công trường xây dựng?
- Hướng dẫn viết bản kiểm điểm học sinh tiểu học phá hoại tài sản của trường lớp mới nhất? Tải về tại đâu?
- Bước đầu tiên sau khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất, đơn vị kế toán phải làm gì? Việc phục hồi, xử lý tài liệu bị mất được thực hiện như nào?
- Mẫu đơn xin thuê đất trồng cây lâu năm mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn xin thuê đất trồng cây lâu năm ở đâu?
- Nhìn lại những chính sách pháp luật nổi bật 2024? Tổng hợp những chính sách mới nổi bật năm 2024?