Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm có những giấy tờ gì?
Ai có quyền công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền công nhận, kỳ công nhận báo cáo viên pháp luật
1. Báo cáo viên pháp luật cấp trung ương là người đang công tác trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công nhận.
3. Báo cáo viên pháp luật cấp đơn vị do thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp công nhận.
4. Công nhận báo cáo viên pháp luật được thực hiện vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công nhận.
Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm có những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Việc công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng phải ưu tiên cho đối tượng nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật
1. Việc lựa chọn, công nhận báo cáo viên pháp luật phải ưu tiên người có nhiều thành tích, kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
...
Theo đó, việc công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng phải ưu tiên cho người có nhiều thành tích, kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 40 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật
...
3. Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được lập thành một bộ, gồm các tài liệu sau:
a) Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan, đơn vị có người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
b) Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác, gồm các thông tin sau: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn được đào tạo (chuyên ngành luật hoặc không chuyên ngành luật), thâm niên công tác trong lĩnh vực trực tiếp liên quan tới pháp luật hoặc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được nộp trực tiếp hoặc qua đường công văn, ngoài bì ghi rõ “Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật”.
5. Trường hợp hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật không hợp lệ, trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho cơ quan, đơn vị đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật.
6. Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật:
a) Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 39 Thông tư này xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật hoặc không công nhận báo cáo viên pháp luật. Trường hợp không công nhận phải trả lời cơ quan, đơn vị đề nghị công nhận bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không công nhận.
b) Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật được gửi đến Vụ Pháp chế, cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật và người được công nhận làm báo cáo viên pháp luật; công bố theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 Thông tư này.
c) Báo cáo viên pháp luật được hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật kể từ thời Điểm quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật có hiệu lực thi hành.
Như vậy, hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng được lập thành một bộ, gồm các tài liệu sau:
- Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan, đơn vị có người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
- Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác, gồm các thông tin sau:
+ Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn được đào tạo (chuyên ngành luật hoặc không chuyên ngành luật), thâm niên công tác trong lĩnh vực trực tiếp liên quan tới pháp luật hoặc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?