Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ gồm những tài liệu nào? Người kê khai sai sự thật trong hồ sơ bị xử phạt thế nào?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ gồm những tài liệu nào?
- Người kê khai sai sự thật trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người kê khai sai sự thật trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ không?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ gồm những tài liệu nào?
Theo Điều 29 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển giao công nghệ như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển giao công nghệ
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ;
b) Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị;
c) Tài liệu giải trình về công nghệ;
d) Tài liệu giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ theo quy định của pháp luật;
đ) Tài liệu giải trình về việc phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao gửi hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ để đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ, ngành có liên quan ra văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ; trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ, mẫu tài liệu giải trình về công nghệ.
Theo quy định trên, hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ gồm những tài liệu sau:
+ Văn bản đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ.
+ Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị.
+ Tài liệu giải trình về công nghệ.
+ Tài liệu giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ theo quy định của pháp luật.
+ Tài liệu giải trình về việc phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Chuyển giao công nghệ (Hình từ Internet)
Người kê khai sai sự thật trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ bị xử phạt thế nào?
Theo quy định khoản 1, khoản 4 Điều 17 Nghị định 51/2019/NĐ-CP về vi phạm trong việc đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ, thực hiện đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ, cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ như sau:
Vi phạm trong việc đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ, thực hiện đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ, cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi kê khai sai sự thật trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ khi có thỏa thuận gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển giao công nghệ.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp Giấy phép mới khi thay đổi nội dung công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ hồ sơ, tài liệu có số liệu, nội dung sai sự thật do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, người kê khai sai sự thật trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị buộc hủy bỏ hồ sơ, tài liệu có số liệu, nội dung sai sự thật do thực hiện hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người kê khai sai sự thật trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền của Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Cơ quan Thuế và Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 29 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 51/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 8 Điều 3 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng có thời hạn: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, Giấy Chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
5. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân: Trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động khoa học và công nghệ với mức phạt tiền cao nhất là 25.000.000 đồng đối với cá nhân và cao nhất là 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người kê khai sai sự thật trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 4.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng có mấy chữ số? Có được cho thuê chứng chỉ hành nghề?
- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm thì thời hạn giao đất là bao lâu?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?