Hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh sang Trung Quốc và thủ tục cấp được quy định như thế nào?
Giấy thông hành nhập xuất cảnh được hiểu như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định Giấy thông hành là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để qua lại biên giới theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên giới.
Theo điểm d khoản 1 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 giấy thông hành được xem là 01 trong 04 loại giấy tờ xuất nhập cảnh hợp pháp mà công dân được phép sử dụng.
Tại Điều 1 Thông tư 43/2011/TT-BCA quy định như sau:
"Thông tư này hướng dẫn thủ tục cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh cho công dân Việt Nam sang các tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy thông hành nhập xuất cảnh); quy định đối tượng, phạm vi sử dụng, thời hạn của giấy thông hành nhập xuất cảnh; mẫu “Giấy thông hành nhập xuất cảnh” và mẫu “Tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh” (mẫu TK8)."
Theo đó, Giấy thông hành nhập xuất cảnh cho công dân Việt Nam sang các tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam gọi chung là Giấy thông hành nhập xuất cảnh.
Giấy thông hành (Hình từ Internet)
Thời hạn sử dụng đối với Giấy thông hành nhập xuất cảnh là bao lâu?
Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn theo khoản 3 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2011/TT-BCA như sau:
"Điều 3. Thời hạn và phạm vi sử dụng của Giấy thông hành nhập xuất cảnh
1. Giấy thông hành nhập xuất cảnh cấp riêng cho từng người, có thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày cấp và không được gia hạn.
2. Giấy thông hành nhập xuất cảnh chỉ có giá trị sử dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam.
3. Công dân Việt Nam mang Giấy thông hành nhập xuất cảnh được xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy gần nhất."
Theo đó, Giấy thông hành nhập xuất cảnh cấp riêng cho từng người, có thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày cấp, không được gia hạn và Giấy thông hành nhập xuất cảnh chỉ có giá trị sử dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam.
Sinh viên Việt Nam có được cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh không?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 43/2011/TT-BCA như sau:
"Điều 2. Đối tượng được cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh
1. Giấy thông hành nhập xuất cảnh cấp cho công dân Việt Nam đang thường trú tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam có nhu cầu sang các tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam để tham quan du lịch hoặc kết hợp giải quyết mục đích riêng khác.
2. Giấy thông hành nhập xuất cảnh không cấp cho công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài về nước có thời hạn."
Theo đó, Giấy thông hành nhập xuất cảnh cấp cho công dân Việt Nam đang thường trú tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam có nhu cầu sang các tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam để tham quan du lịch hoặc kết hợp giải quyết mục đích riêng khác.
Như vậy, trường hợp em là sinh viên thì được cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh để sang các tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam để tham quan du lịch.
Người đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh thực hiện theo trình tự thủ tục như thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 43/2011/TT-BCA gồm:
- 01 tờ khai “Đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh” theo mẫu TK8 ban hành kèm theo Thông tư này;
- 02 ảnh mới chụp, cỡ 4x6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng, trong đó 01 ảnh dán vào tờ khai.
- Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, tờ khai phải do bố, mẹ hoặc người giám hộ khai và ký thay, nộp kèm theo bản sao giấy khai sinh và bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa trẻ em với người giám hộ. Tờ khai phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em thường trú hoặc tạm trú và đóng dấu giáp lai ảnh.
- Người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân để kiểm tra, đối chiếu.
Trường hợp cấp lại Giấy thông hành nhập xuất cảnh thì phải nộp lại giấy thông hành đã được cấp, nếu giấy đó còn thời hạn.
Tại Điều 5 Thông tư 43/2011/TT-BCA quy định nơi tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết thủ tục cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh như sau:
"1. Công dân Việt Nam có nhu cầu cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh, nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập khẩu Công an tỉnh biên giới tiếp giáp Trung Quốc.
2. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh là 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Người được cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính."
Theo đó, người đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh nộp hồ sơ gồm những giấy tờ cụ thể nêu trên tại Phòng Quản lý xuất nhập khẩu Công an tỉnh biên giới tiếp giáp Trung Quốc. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh là 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Giáo dục mới nhất hiện nay quy định những gì? Ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục còn bao gồm?
- Để đảm bảo điều kiện khởi công xây dựng công trình, ngoài việc phải có giấy phép xây dựng thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Thiết bị y tế loại B là gì? Thiết bị y tế loại B nào được mua bán như các hàng hóa thông thường?
- Có được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần với người được thuê làm giám đốc không?
- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có quyền từ chối yêu cầu của các bên có liên quan không?