Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những thành phần nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những thành phần nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ?
- Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ như thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ được quy định tại tiểu mục 16.3 Mục 16 Phần II Thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và thay thế trong lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 285/QĐ-BGTVT năm 2021 như sau:
Cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ
...
16.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, trù trường hợp làm thủ tục điện tử;
+ Danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách).
- Giấy tờ phải xuất trình bản chính:
+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, thủy phi cơ (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
+ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện;
+ Sổ danh bạ thuyền viên (nếu có);
+ Hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển hàng hóa;
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (đối với phương tiện thuộc diện bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự);
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay đối với thủy phi cơ;
+ Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, phương án vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng (trường hợp phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa siêu trường, siêu trọng);
- Người làm thủ tục không phải xuất trình trong trường hợp các giấy tờ trên đã lưu trên cơ sở dữ liệu điện tử.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những thành phần sau đây:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, trù trường hợp làm thủ tục điện tử;
+ Danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách).
- Giấy tờ phải xuất trình bản chính:
+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, thủy phi cơ (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
+ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện;
+ Sổ danh bạ thuyền viên (nếu có);
+ Hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển hàng hóa;
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (đối với phương tiện thuộc diện bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự);
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay đối với thủy phi cơ;
+ Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, phương án vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng (trường hợp phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa siêu trường, siêu trọng);
- Người làm thủ tục không phải xuất trình trong trường hợp các giấy tờ trên đã lưu trên cơ sở dữ liệu điện tử.
Giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ?
Thẩm quyền cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ quy định tại tiểu mục 16.6 Mục 16 Phần II Thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và thay thế trong lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 285/QĐ-BGTVT năm 2021 như sau:
Cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ
...
16.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cảng vụ Đường thủy nội địa.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ Đường thủy nội địa.
- Cơ quan phối hợp: Không.
...
Theo đó, Cảng vụ Đường thủy nội địa là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ.
Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ như thế nào?
Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ được quy định tại tiểu mục 16.1 Mục 16 Phần II Thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và thay thế trong lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 285/QĐ-BGTVT năm 2021 như sau:
Cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ
Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ nộp hồ sơ đến Cảng vụ Đường thủy nội địa.
b) Giải quyết TTHC:
- Trước khi phương tiện, thủy phi cơ vào cảng, bến thủy nội địa, người làm thủ tục thông báo về phương tiện (số đăng ký), thời gian sẽ vào, rời cảng, bến thủy nội địa và loại hàng hóa hoặc số lượng hành khách cho Cảng vụ biết. Thông báo bằng tin nhắn, điện thoại hoặc hình thức khác. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chỉ được đưa phương tiện, thủy phi cơ vào cảng, bến thủy nội địa khi có đồng ý của Cảng vụ. Thời gian thông báo như sau:
+ Trước 02 giờ đối với phương tiện vận tải hàng hóa;
+ Trước 01 giờ đối với phương tiện vận tải hành khách, thủy phi cơ.
- Cảng vụ ĐTNĐ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý trong thời gian 30 phút, kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, trừ tàu biển và phương tiện thủy nước ngoài.
...
Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ như sau:
- Cá nhân, tổ chức có nhu cầu cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ nộp hồ sơ đến Cảng vụ Đường thủy nội địa.
- Trước khi phương tiện, thủy phi cơ vào cảng, bến thủy nội địa, người làm thủ tục thông báo về phương tiện (số đăng ký), thời gian sẽ vào, rời cảng, bến thủy nội địa và loại hàng hóa hoặc số lượng hành khách cho Cảng vụ biết. Thông báo bằng tin nhắn, điện thoại hoặc hình thức khác. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chỉ được đưa phương tiện, thủy phi cơ vào cảng, bến thủy nội địa khi có đồng ý của Cảng vụ. Thời gian thông báo như sau:
+ Trước 02 giờ đối với phương tiện vận tải hàng hóa;
+ Trước 01 giờ đối với phương tiện vận tải hành khách, thủy phi cơ.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý (cấp giấy phép vào bến thủy nội địa) trong thời gian 30 phút, kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, trừ tàu biển và phương tiện thủy nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?