Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu gồm những gì? Thương nhân có thể gửi hồ sơ trực tuyến được hay không?
Biện pháp quản lý theo giấy phép nhập khẩu phải đảm bảo những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 29 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Biện pháp quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu
1. Quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là quản lý theo giấy phép) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương cho thương nhân để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
2. Quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là quản lý theo điều kiện) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quy định điều kiện về chủ thể kinh doanh, chủng loại, số lượng, khối lượng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, địa bàn mà thương nhân phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không cần phải cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo Điều 30 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện như sau:
Áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện
1. Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện trong các trường hợp cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.
2. Việc áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện phải bảo đảm công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân.
3. Trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo quy định trên, quản lý theo giấy phép nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để cấp giấy phép nhập khẩu hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương cho thương nhân để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Và việc áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân. Đồng thời dựa trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Giấy phép nhập khẩu (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về hồ ơ cấp giấy phép như sau:
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 7, Khoản 4 Điều 8 Nghị định này và Khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương thực hiện như sau:
1. Hồ sơ cấp giấy phép gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 9 nêu trên.
Thương nhân có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu trực tuyến được hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy trình cấp giấy phép như sau:
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 7, Khoản 4 Điều 8 Nghị định này và Khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương thực hiện như sau:
...
2. Quy trình cấp giấy phép thực hiện như sau:
a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
c) Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
d) Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
đ) Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
...
Như vậy, thương nhân có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu trực tuyến nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ có áp dụng hình thức nhận hồ sơ trực tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự được pháp luật quy định thế nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất mới nhất? Tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất được thực hiện như thế nào?
- Các concept tổ chức Year End Party độc đáo và ấn tượng? Lưu ý để tổ chức Year End Party thành công? Thời gian nghỉ tết có được hưởng lương?
- Mẫu kế hoạch kiểm tra tài chính tài sản công đoàn mới nhất? Tải về mẫu kế hoạch kiểm tra ở đâu?
- Bộ số lịch 2025 đầy đủ, chi tiết? Download bộ số lịch 2025 ở đâu? Tết Ất Tỵ 2025 ngày bao nhiêu?