Hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại và bồi dưỡng nghề Thừa phát lại được quy định như thế nào?
- Thừa phát lại là gì?
- Thừa phát lại thực hiện những công việc gì?
- Tiêu chuẩn để một người được bổ nhiệm Thừa phát lại là gì?
- Hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại bao gồm những tài liệu gì?
- Để được đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Các trường hợp nào cá nhân được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại?
- Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại bao gồm những tài liệu gì?
Thừa phát lại là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại và bồi dưỡng nghề Thừa phát lại
Thừa phát lại thực hiện những công việc gì?
Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì công việc Thừa phát lại được làm bao gồm những việc sau:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Tiêu chuẩn để một người được bổ nhiệm Thừa phát lại là gì?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:
- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại bao gồm những tài liệu gì?
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề thừa phát lại bao gồm những tài liệu sau:
- Giấy đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu.
Để được đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại và công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài đối với người là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật được tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp. Người hoàn thành khóa đào tạo được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại.
Các trường hợp nào cá nhân được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại?
Khoản 2 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định miễn đào tạo nghề Thừa phát lại đối với các trường hợp sau:
- Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
- Luật sư, công chứng viên đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
- Người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát;
- Người đã là thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;
- Người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự.
Tuy nhiên, người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp.
Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại bao gồm những tài liệu gì?
Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP bao gồm:
- Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại để đối chiếu.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
Như vậy, trên đây là bài viết cung cấp các thông tin về hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại và hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại mà anh chị có thể tham khảo.
Tải về mẫu giấy đăng ký đào tạo nghề Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Tải về mẫu giấy đăng ký bồi dưỡng nghề Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?